Dale Carnegie
--------------------------------------------
--------------------------------------------
ĐẮC NHÂN TÂM
Lời
đầu
Muốn lấy mật đừng phá tổ ong
Ngày 7 tháng 5 năm 1931, mười ngàn người ở chân thành Nữu Ước (New
York) được mục kích một cuộc săn người sôi nổi chưa từng thấy. Một trăm năm
mươi lính công an bao vây một căn phố để bắt tên y cũng mang hai cây súng sáu
trong mình. Họ leo lên mái nhà chung quanh, dùng hơi cay và trong hơn một tiếng
đồng hồ, cả một khu mỹ lệ nhất của Nữu Ước vang lên tiếng súng và tiếng
"lạch tạch" của liên thinh. Crowley núp sau chiếc ghế đệm bông, bắn
lại lính không ngừng.
Khi bắt được y rồi, viên giám đốc công an tuyên bố: "Nó vào
hạng tội nhân nguy hiểm nhất. Nó muốn giết người là giết, không vì một lý do gì
hết".
Nhưng còn chính tội nhân, Crowley, y tự xét y ra sao? Muốn biét,
bạn hãy đọc hàng sau này mà y vừa chống cự với lính vừa viết để lại cho đời
"Dưới lớp áo này, trái tim ta đập, chán ngán, nhưng thương người, không
muốn làm hại một ai hết".
Không muốn làm hại ai hết! Vậy mà trước đó mấy ngày, khi một người
lính công an lại gần y để hỏi y giấy phép lái xe hơi, thì y xả ngay một loạt
súng, giết người đó tức thì. Một kẻ sát nhân không gớm máu như vậy mà còn tự
khoe: "Trái tim thương người, không muốn làm hại một ai hết!".
Trước khi lên ngồi ghế điện để chịu tử hình tại khám Sing Sing, y
còn than: "Tôi chỉ tự vệ mà người ta xử tôi như vậy đó".
Nghĩa là trong thâm tâm y, y nhất định không chịu nhận y có tội.
Bạn sẽ nói: "Thì chỉ có nó nghĩ thế, chứ còn ai lạ đời như
vậy nữa".
Không đâu, thưa bạn: kẻ thù số một của nước Mỹ. Al Copone, tên đầu
đảng ăn cướp đã làm cho châu thành Chicago kinh khủng, cũng nói: "Ta đã
dùng những năm tươi đẹp nhất trong đời ta để mua vui cho thiên hạ, vậy mà phần
thưởng chỉ là bị chửi và bị săn bắn như con thú dữ".
Mà cả Dutch Schluts, một trong những tên cướp lợi hại nhất ở Nữu
Ước cũng tuyên bố với một ký giả rằng y là ân nhân của thiên hạ.
Viên Giám đốc khám Sing Sing, ông Lawes, viết "ở Sing Sing,
những tội nhân đều tự cho họ cũng có tâm trạng thong thường khác đời chi hết.
Cũng lý luận, giảng giải, tại sao chúng bị bắt buộc phải cạy tủ sắt hoặc bóp
cò... và tuyến bố rằng bỏ tù chúng thật là bất công".
Nếu ba tên cướp đó và bọn khốn nạn đừng nằm trong khám, tự cho
mình vô tội như vậy thì những người mà chúng ta gặp mỗi ngày, ở ngoài đường, cả
các bạn nữa, cả tôi nữa, chúng ta ra sao?
Cho nên ông John Wannamaker, một thương gia lớn, có lần đã tự thú:
"Từ 30 năm nay, tôi đã hiểu rằng: sự chỉ trích chẳng ích lợi gì hết".
Ông đã sớm hiểu bài học đó. Riêng tôi, tôi đã phải phấn đấu trong một phần ba
thế kỷ trước khi thấy ló ra ánh sáng của chân lý này; "Dù người ta có lỗi
nặng tới đâu, thì trong 100 lần, có tới 99 lần người ta cũng tự cho là vô
tội".
Chỉ trích là vô ích (nó làm cho kẻ bị chỉ trích phải chống cự lại
và tự bào chữa) mà còn nguy hiểm, oán thù. Hơn nữa, kẻ ta chỉ trích tự nhiên sẽ
hằn học chỉ trích lại ta, như ông Tổng trưởng Bộ Nội vụ Albert Fall, vì ăn hối
lộ 100.000 đ mà dùng gươm súng đàn áp kẻ bị ức hiếp, sau vỡ lỡ, bị ngồi khám,
làm cho dư luận toàn quốc oán hờn Chính Phủ, Đảng Cộng Hoà suýt đổ, Tổng thống Harrding
bị giày vò lo lắng đến đỗi ít năm sau thì chết. Vậy mà khi người trách y đã lợi
dụng lòng tin cậy nhảy chồm chồm lên, khóc lướt mướt, vặn tay bứt dứt, rủa đời,
la lớn: "Không! không! Chồng tôi không phản ai hết. Cả một toà nhà đầy
vàng cũng không quyến rũ được chồng tôi. Chông tôi đã bị người ta phản.
Tâm trạng con người là như vậy đó. Kẻ làm quấy oán trách đủ mọi
người, mà chẳng bao giờ oán trách mình cả. Bạn cũng như vậy mà tôi cũng như
vậy. Cho nên từ nay, mỗi lần muốn chỉ trích ai, ta nên nhớ tới hai tướng cướp
Capone và Crowley, tới lời chỉ trích ta thốt ra, cũng như con chim bồ câu, bao
giờ nó cũng trở về chỗ cũ. Kẻ bị ta chỉ trích sẽ tìm thấy hết lý luận để tự hào
chữa và trở lại buộc tội ta.'
Vì hiểu vậy nên ông Abraham Lincoln đã để lại cái danh là có tài
dẫn đạo quần chúng bực nhất trong lịch sử loài người. Hồi thiếu thời ông nhiệt
liệt chỉ trích bất cứ ai, thậm chí tới viết những thơ phúng thích để chế diễu
người ta rồi đem liệng cùng đường cho thiên hạ đọc cười chơi. Một lần cũng vì
thói quen đó, suýt gây nên một cuộc đấu gươm. Từ đó chẳng những ông không dung
dễ dãi với mọi người. Châm ngôn của ông là: "Đừng xét người, nếu ta không
muốn người xét lại ta".
Trong thời Nam Bắc chiến tranh, một lần bại quân phương Nam, ban
đêm chạy tới một sông, vì mưa bão mà nước dâng cao không thể nào qua nổi. Ông
đánh dây thép, rồi muốn chắc chắn hơn, lại sai người phương Bắc bảo phải lập
tức tấn công quân phương Bắc bảo phải lập tức tấn công quân phương Nam do tướng
Lee cầm đầu. Nhưng Meade vì ngần ngừ trễ nãi đã làm ngược hẳn hiệu lệnh ông và
để quân phương Nam thừa dịp mực nước xuống, qua sông mà thoát được, lỡ mất cơ
hội độc nhất, vì chỉ một trận đó có thể chấm dứt cuộc Nam Bắc tương tàn...
ÔNg Lincoln giận lắm, la: "Trời cao đất dày, như vậy nghĩa là
gì?"
Rồi ông than với con rằng: "Quân địch đã ở trong tay ta mà
lại để cho nó thoát! Trong tình thế đó bất cứ ai cầm quân cũng có thể đánh bại
tướng Lee. mà nếu cha có mặt tại đó, chắc chắn cha đã thắng trận rồi!
"Đoạn ông hậm hực viết bức thư này:
Đại tướng thân mến,
Tôi không tin rằng nhận chân được sự đại tướng Lee trốn thoát tai
hại là dường nào! Quân đội y trong tay ta, và vì y đã bại nhiều phen,nếu đánh
ngay lúc đó thì chỉ có một trận là chiến tranh đã kết liễu. Nay thì nó sẽ kéo
dài ra không biết đến bao giờ. Thứ hai trước, ông đã không thắng nồi Lee, bây
giờ y đã qua sông, mà lực lượng của ông chỉ có thể bằng hai phần ba hôm đó thì
làm soa thẳng nồi được y nữa?
....Dịp may ngàn năm có một thuở của ông đã qua rồi và không ai
thấy nổi buồ khổ của ông đã qua rồi và không ai thấy nổi nỗi buồn của tôi!
Nhưng bức thư đó, bức thư trách nhẹ nhàng có vậy, ông viết rồi mà
không gởi. Sau khi ông chết, người ta tìm thấy trong tờ của ông.
Vậy có lẽ ông đã tự nghĩ: "Hãy khoan, đợi một chút... đừng
hấp tấp. Ta ngồi yên ổn trong toà Bạch Cung này mà ra lệnh thì thật dễ. Nhưng
nếu ta đã có tuần nay, ta đã thấy máu chảy, đã nghe tiếng rên la của binh lính
bị thương, hoặc hấp hối, thì có lẽ ta cũng không hăng hái tấn công kẻ địch lắm.
Vả lại, nếu ta có tính rụt rè của Meade thì ta cũng đã hành động y như ông ta.
Thôi, việc đã vậy rồi, nói cũng vô ích. Gởi bức thư này đi, dù ta có hả giận
chút đỉnh, nhưng Meade sẽ trách lại ta, sinh ra bất hoà, oán giận, mất lòng tự
tín của ông ta đi, và biết đâu ông chẳng từ chức nữa".
Là vì ông đã kinh nghiệm rằng những lời nghiêm trách không có một
ích lợi nào cả.
ÔNg Theodore Roosevelt kể lại rằng hồi ông còn làm Tổng thống, mỗi
lần gặp điều khó xử, thường ngả lưng vào ghế nhìn lên tấm hình của Lincoln treo
trên tường và tự hỏi: " Lincoln ở địa vụ mình, sẽ xử trí ra sao? Giải
quyết ra sao?".
Chúng ta cũng vậy, lần sau có muốn "xài" ai, hãy rút tấm
giấy 5 mỹ kim ở trong túi ra mà ngắm hình Lincoln trên đó rồi tự hỏi: "ở
vào địa vị ta, Lincoln xử trí ra sao?" và muốn sửa đổi người, ta hãy sửa đổi
ta trước đã. Như vậy có lợi hơn và ... ít nguy hiểm hơn.
Khổng Tử nói: "Khi bực cửa nhà ta dơ thì đừng chê nóc nhà bên
sao đầy tuyết".
Hồi nhỏ tôi tự phụ lắm. Một lần nhận được một bức thư có thêm mấy
chữ này: "Thư này đọc cho người ta viết, mà không coi lại". Tôi thích
hàng chữ đó lắm vì tôi thấy nó cho ta vái vẻ quan trọng và bề bộn công việc.
Rồi một hôm, muốn lên mặt với một tiểu thuyết gia, toio viết thư cho ông ta và
cũng thêm hàng chữ ấy. Tiểu thuyết gia đí gởi trả lại một bức thư và thêm vào:
"Chỉ có sự ngu xuẩn của ông mới ví được với sự thô lỗ của ông thôi".
Nói cho đúng, tôi đã vô lễ và những lời chỉ trích đó không phải là
không xứng đáng. Nhưng vì tôi chỉ là một thằng người nên tôi thấy nhục lắm và
thầm oán tiểu thuyết gia đó đến nỗi mười năm sau, khi hay tin ông ta chết, tôi
đã chẳng tiếc một người có tài mà chỉ nhớ tới sự ông đã làm thương tổn lòng tự
ái của tôi.
Vậy bạn muốn người ta oán tới chết, thì hãy dùng những lời chỉ
trích cay độc. Còn không thì nền nhớ rằng, loài người không phải luôn luôn có
lý trí đâu. Họ hành động, suy nghĩ theo tình cảm, thành kiến, lòng một mỗi lửa,
mà lòng kiêu căng của con người ta một kho thuốc súng, gặp nhau tất bùng nổ,
gieo tai hại vô cùng.
Bengamin Fraklin hồi nhỏ vụng xử bao nhiêu thì sau này lại giỏi về
được bổ làm sứ thần Hoa Kỳ tại Pháp. Bí quyết của sự thành công đí là không bao
giờ chỉ trích ai hết và chỉ thành thực ca tụng và tự chủ mạnh mẽ mới được.
Carley nói: "Muốn xét độ lượng của ai chỉ cần xem cách xử sự
của người đó với kẻ dưới". Vậy đáng lẽ buộc tội, chỉ trích ai thì ta phải
ráng hiểu họ, tìm nguyên nhân những hành vi của họ. Đó là nguồn gốc của cảm
tình, khoan dung và hoà hảo.
Đức Thượng đế kia mà còn đợi khi người ta chết rồi mới xét công và
tội. Tại sao người phàm như chúng ta lại nghiêm khắc hơn Ngài?.
***
PHẦN I
NHỮNG THUẬT CĂN BẢN ĐỂ DẪN ĐẠO NGƯỜI
-------------------------------------------------
Chương
1
Một
bí quyết quan trọng trong phép xử thế
Muốn dẫn dụ ai làm một việc
gì theo ý ta, chỉ có cách là làm cho người ấy phát khởi cái ý muốn làm việc đó.
Xin các bạn nhỡ kỹ điều ấy.
Xin các bạn nhớ rằng không
có một cách thứ hai nào nữa.
Đã đành, bạn có thể chĩa
súng sáu vào bụng một người qua đường mà bắt người đó phải cởi đồng hồ ra đưa
cho bạn. Bạn cũng có thể bắt một người làm công phải chăm chỉ làm việc cho tới
khi bạn quay lưng đi, bằng cách dọa tống cổ hắn ra cửa.
Cầm chiếc roi mây, bạn có
thể bắt con nít vâng lời được. Nhưng những cách tàn bạo đó có những phản động
tai hại lắm. Muốn cảm động ai và dẫn dụ người đó tới hành động, chỉ có một cách
là người ta muốn gì, cho người ta cái đó.
Mà chúng ta muốn những gì?
ít lắm, nhưng khi chúng ta đã muốn thì chúng ta nằng nặc đòi cho kỳ được. Những
cái chúng ta muốn là:
1- Sức khỏe và sanh mạng
2- Ăn
3- Ngủ
4- Tiền của
5- Để tiếng lại đời sau
6- Thỏa nhục dục
7- Con cái chúng ta được mọi
sự đầy đủ
8- Được người khác coi ta là
quan trọng.
Freud, nhà bác học Đức trứ
danh về bệnh thần kinh nói rằng hai thị dục căn bản của nhân loại là tình dục
và thị dục huyễn ngã.
Triết gia John Dewey nói:
thị hiếu mạnh nhất của nhân loại là thị dục huyễn ngã. Xin các bạn nhớ kỹ câu:
"Thị dục huyễn ngã". Nghĩa nó vô cùng và bạn sẽ thường gặp nó trong
cuốn sách này.
Bảy thị dục khác đều dễ thỏa
mãn, duy có thị dục đó ít khi được thỏa lắm, tuy nó cũng khẩn cấp như ăn và
ngủ.
Abraham Lincoln nói:
"Ai cũng muốn được người ta khen mình". Chúng ta đều khát những lời
khen chân thành mà than ôi! ít khi người ta cho ta cái đó.
Những kẻ nào đã học được cái
bí quyết làm thỏa mãn lòng đói khát lời khen đó, nó tuy kín đáo mà giày vò
người ta, đâm rễ trong lòng người ta, thì kẻ ấy "nắm được mọi người trong
tay mình" và được mọi người tôn trọng, sùng bái, nghe lời, "khi chết
đi, kẻ đào huyệt chôn người đó cũng phải khóc người đó nữa".
Loài vật không có dục vọng
ấy. Nghiêm quân của tôi khéo nuôi heo và bò, kỳ đấu xảo canh nông nào ông cũng
được giải thưởng. ở nhà, ông ghim hết thảy những bằng cấp đó lên trên một tấm
lụa trắng, khách khứa lại, ông mở ra khoe. Những con heo thản nhiên đối với
những giải thưởng đó cho ông cái cảm tưởng rằng ông rất quan trọng.
Nếu các bậc tiền nhân không
có thị dục trở nên quan trọng đó, thì văn minh không có và chúng ta cũng chỉ
như loài vật thôi.
Nhờ nhu cầu đó mà một thầy
ký quèn, trong một tiệm tạp hóa, học lực dở dang, mua những sách luật rách nát,
về mải miết học để rồi trở nên một vĩ nhân: Lincoln. Các văn hào, thi hào viết
được những cuốn sách bất hủ, các ông "vua dầu lửa, xe hơi... trở nên triệu
phú đều nhờ thị dục đó cả.
Gia đình ít người mà cất
ngôi nhà cực rộng lớn, mua chiếc xe hơi kiểu mới nhất, sắm bộ đồ cho hợp thời
trang, khoe sự học hành tấn tới của con mình; cũng đều do thị dục đó hết. Cũng
chỉ vì muốn thỏa lòng ao ước trở nên một danh nhân, mà biết bao thiếu niên Mỹ
đã thành những tướng cướp lợi hại, những tay sát nhân không gớm máu, cho đến
nỗi khi chúng bị bắt rồi thì đòi cho được đọc ngay những tờ báo để tiện trong
đó người ta tả chúng như những vị anh hùng. Được coi hình chúng trên mặt báo,
bên cạnh hình những danh nhân trên thế giới, chúng quên cái ghế điện nó đợi
chúng.
Muốn biết tình hình, tư cách
một người ra sao, ta chỉ cần xét người đó dùng những phương tiện nào để thỏa
mãn thị dục huyễn ngã.
Rockefeller thỏa mãn nó bằng
cách cất ở Bắc Kinh (Trung Hoa) một nhà thương tối tân để săn sóc hàng triệu
người nghèo, mà ông chưa từng và sẽ chẳng bao giờ thấy mặt. Dillinger thỏa mãn
nó bằng cách giết người, ăn cướp các ngân hàng. Bị lính công an săn bắt, nó
trốn vào một trại ruộng mà tự xưng với người trong trại: "Dillinger là ta
đây!". Nó tự đắc được cái danh là "kẻ thù" số một của quần
chúng".
Nhiều vĩ nhân trong thế giới
cũng mắc cái tật tự khoe mình là quan trọng. George Washington bắt mỗi người
phải xưng tụng ông là: "Huê Kỳ Tổng thống Đại nhân". Kha Luân Bố đòi
cho được cái danh là: "Đề đốc Đại Tây Dương và Phó vương ấn Độ".
Catherine, Hoàng hậu nước Nga, không chịu đọc những thư mà ngoài không đề:
"Hoàng đế ngự lâm". Bà Tổng thống Lincoln, một hôm, dữ như cọp cái,
quay lại mắng bà Grant giữ dinh Bạch ốc: "Sao? Tôi chưa mời mà bà dám cả
gan đối tọa với tôi sao?".
Các nhà triệu phú của ta sở
dĩ bỏ tiền ra cho Đề đốc Byrd thám hiểm Nam Cực vì Đề đốc hứa sẽ lấy tên của họ
đặt tên cho những ngọn núi quanh năm tuyết phủ ở miền ấy. Thi hào Victor Hugo
chỉ cầu sao cho người ta lấy tên ông đặt tên cho kinh đô nước Pháp. Và thi hào
Anh Shakespeare tuy đã được cả nước Anh tôn sùng mà còn mua tước vị để thêm
danh giá cho gia đình ông. Có kẻ làm bộ đau, bắt người săn sóc mình, chiều
chuộng mình để được thấy mình là quan trọng. Như một cô nọ, hết hy vọng kiếm
chồng được, đương khỏe mạnh, hóa ra tật nguyền, nằm hoài ở giường, bắt mẹ già
săn sóc trong mười năm, lên thang xuống thang để hầu hạ cơm nước. Bà mẹ kiệt
sức, chết. Trong vài tuần lễ, cô ả ủ rũ, bỗng một hôm đứng phắt ngay dậy, trang
điểm, rồi... đi lại như hồi trước.
Đem giải phẫu bộ óc, thì có
một nửa số người điên cũng bình thường như óc chúng ta. Một vị bác học trứ danh
nhận thấy rằng phần nhiều những người đó chỉ muốn tìm, trong tưởng tượng, sự
thỏa mãn của lòng tự phụ mà hóa điên. Trong đời thực tế, họ tầm thường bao
nhiêu, tự thấy mình hèn hạ bao nhiêu, thì trong thế giới tưởng tượng của họ, họ
càng tự thấy oai quyền và danh vọng của họ lớn lao bấy nhiêu. Những kẻ đó sướng
hơn chúng ta nhiều lắm. Họ đã kiêm được, trong thế giới thần tiên của họ, cách
thỏa mãn lòng khát khao danh vọng của họ. Họ ký một tấm chi phiếu một triệu
đồng, hoặc viết một bức thư tiến dẫn ta với Hoàng đế Ba Tư rồi vinh hạnh đưa
cho ta.
Đã có những người vì khát
khao danh vọng mà hóa điên như vậy, thì sự biết khen tài năng của những người ở
chung quanh ta tất phải là một phép mầu nhiệm vô cùng.
*
Chương
2
Hãy
khêu gợi ở người cái ý tự muốn làm công việc mà chính ta đề nghị với họ
Tôi thì tôi ưa trái cây lắm.
Nhưng không hiểu vì một lẽ bí mật gì, loài cá không ưa trái cây như tôi mà lại
ưa trùm. Vì vậy khi đi câu, tôi không nghĩ đến cái tôi thích mà chỉ nghĩ đến
cái mà cá thích thôi. Tôi không móc trái cây vào lưỡi câu để nhử chúng, mà móc
vào đó một con trùn hay một con cào cào, rồi đưa đi đưa lại trước miệng cá và
hỏi nó: "Cá có thèm không?".
Tại sao ta không dùng chiến
thuật đó với người? Khi người ta hỏi ông Thủ tướng Lloyd George tại sao ông nắm
được quyền hành lâu mà ông khác thì bị lật đổ, bị bỏ rơi, ông đáp: "Tôi
luôn luôn ráng kiếm mồi hợp với sở thích của cá".
Tại sao cứ luôn luôn nói tới
cái mà chúng ta muốn? Thực là vô ích, ngây thơ và vô lý. Đã đành, cái gì ta
thích thì ta để ý tới luôn, nhưng chỉ có một mình ta để ý tới nó. Vì những
người khác họ cũng chỉ nghĩ tới cái họ thích thôi, không cần biết ta thích cái
gì.
Cho nên chỉ có mỗi cách dẫn
dụ người khác theo mình là lựa cách nói sao lời yêu cầu của mình hạp với sở
thích của họ và chỉ cho họ cách đạt được sở thích đó.
Xin bạn nhớ kỹ điều đó. Nếu
bạn muốn cấm con bạn hút thuốc chẳng hạn, đừng thuyết pháp với nó, đừng bảo nó:
"Ba muốn thế này, ba muốn thế khác". Trái lại, nên chứng minh cho nó
thấy rằng chất độc trong thuốc làm hại bộ thần kinh và nếu nó không bỏ thuốc
đi, thì có lẽ tới kỳ thi thể thao sau, nó sẽ thua anh em mất. Phương pháp đó
luôn luôn công hiệu, dù là áp dụng với con nít hay với bò con, với đười ươi.
Một hôm, hai cha con triết gia R.W.Emerson muốn dụ một con bê vào chuồng. Nhưng
họ mắc phải cái lỗi thông thường là chỉ nghĩ tới cái họ muốn. Cho nên cha kéo,
con đẩy. Tai hại thay! Con bê cũng như họ, chỉ nghĩ tới cái nó muốn thôi; chân
nó bám vào đất, cứng ngắt, không chịu rời đồng cỏ. Người ở gái thấy tình cảnh
đó: chị không biết nghệ thuật viết sách và viết tùy bút, nhưng ít nhất trong
trường hợp này, chị cũng có nhiều lưỡng tri hơn nhà triết học Emerson. Chị như
bê con, đưa ngón tay vào mõm con vật như mẹ cho con bú, và con vật ngoan ngoãn
đi theo ngón tay chị mà vào chuồng.
Ngay từ hồi sơ sinh, bất kỳ
một hành động gì của ta cũng vì lợi hết. Ta cho một hội thiện 500 quan ư? Có
chắc là hoàn toàn không vị lợi không? Không. Bởi ta cho như vậy là để được
tiếng hảo tâm, để thỏa lòng ưu làm việc nhân, đẹp và cao cả, và để phước về
sau. Và Thánh kinh có nói rằng: "Con bố thí tức là cho Cha vậy". Hoặc
vì không từ chối được vì sợ mắc cỡ... hay vì muốn làm vui lòng một bạn thân,
một thân chủ. Dù sao đi nữa thì cũng có một điều chắc chắn là ta đã cho vì ta
muốn thỏa mãn một thị dục - Trong cuốn "Nghệ thuật dẫn dụ hành động của
loài người". Giáo sư Harry A.Overstreet viết: "Hành động do những thị
dục căn bản của ta mà phát sanh. Để tặng những ai muốn dẫn dụ người khác trong
việc làm ăn, trong chính trị cũng như trong trường học hay gia đình chỉ có lời
khuyên này là hơn cả: Trước hết, phải gợi trong lòng người một ý muốn nhiệt
liệt nghe theo ta". Làm được như vậy thì cả thế giới giúp ta thành công và
suốt đời chẳng bao giờ ta bị thất bại vì cô độc.
Andrew Carnegie, hồi nhỏ chỉ
được học có 4 năm, nhưng vì sớm hiểu bí quyết đó, nên hồi bắt đầu kiếm ăn, mỗi
giờ công được có 4 xu, mà tới sau này tính ra ông đã quyên vào những việc từ
thiện tới ba trăm sáu mươi lăm triệu đồng.
Ông có hai đứa cháu làm cho
mẹ lo lắng nhiều lắm vì đi học xa mà không bao giờ viết thư về nhà. Ông có cách
không buộc trả lời mà chúng cũng trả lời lập tức. Ông viết một bức thơ ngọt
ngào lắm rồi tái bút: "Gởi cho mỗi cháu 5đ". Nhưng ông làm bộ quên
không gởi tiền. Tức thì có thư hồi âm liền, trong đó hai cháu cám ơn "Chú
Andrew thân mến" và... Và gì nữa, chắc các bạn đã đoán được.
Vậy ngày mai, nếu ta muốn
cho ai làm một việc gì, ta hãy thong thả suy nghĩ và tự hỏi: Làm sao dẫn dụ cho
ông ấy muốn làm việc mình cầu ông ấy được?
Như vậy khỏi phải chạy lại
nhà người ta để rồi chỉ nói về dự định của mình, ý muốn của mình mà luống công
vô ích.
Mỗi năm một lần, tôi mướn
một phòng khiêu vũ tại một khách sạn lớn ở Nữu Ước để diễn thuyết.
Có lần tới kỳ diễn thuyết,
người ta thình lình cho tôi hay rằng tiến mướn phòng tăng lên gấp ba giá cũ.
Khi đó tôi đã quảng cáo, in vé, bán vé, xếp dọn đâu vào đó rồi. Tất nhiên là
tôi không muốn trả giá đó. Làm sao bây giờ? Đi kêu ca với người quản lý khách
sạn đó ư? Đem cái thắc mắc của mình tỏ với người ta ư?
ích lợi gì đâu? Người đó
cũng như tôi, chỉ quan tâm tới điều họ muốn thôi. Tôi suy nghĩ và hai ngày sau
tôi lại tìm người đó, và nói:
"Nhận được thư ông, tôi
hơi ngạc nhiên. Nhưng tôi không trách ông đâu. ở vào địa vị ông, có lẽ tôi cũng
hành động như ông. Bổn phận của ông quản lý khách sạn này là thâu cho được
nhiều lợi. Nếu ông không làm như vậy thì người ta sẽ mời ông ra và như vậy là
đáng lắm... Nhưng nếu ông quyết giữ cái giá mới đó thì xin ông lấy một mảnh
giấy và chúng ta cùng xét xem lợi và hại ra sao".
Rồi tôi gạch một gạch dọc
chia tờ giấy ra làm hai, một bên đề "Lợi" một bên đề "Hại".
Trong cột "Lợi",
tôi biên mấy chữ này: "Phòng khiêu vũ sẽ trống" và tôi bàn miệng
thêm: "Như vậy ông có thể sẽ cho mướn để khiêu vũ hay hội họp. Lời lắm, vì
khi đó giá mướn sẽ cao hơn nhiều, phải không ông? Nếu tôi chiếm phòng ấy trong
ba tuần, chắc chắn là thiệt cho ông số lời ấy" - Bây giờ chúng ta xét tới
"Hại". Trước hết đáng lẽ tăng số lợi lên được. Ông sẽ không thu được
một đồng nào hết, vì tôi không đủ sức trả giá ông định, sẽ đi mướn nơi khác để
diễn thuyết.
"Vả lại, còn mất cái
lợi này nữa. Tôi diễn thuyết, sẽ có nhiều thính giả thượng lưu, có học, giàu có
và danh tiếng tới nghe. Thực là một sự quảng cáo cực tốt cho ông. Ông cứ bỏ
5.000đ quảng cáo trên báo, không chắc đã quyến rũ được một số thính giả như vậy
tới khách sạn ông. Cái đó cũng đáng kể, phải không, ông?".
Vừa nói, tôi vừa viết hai
điều hại đó trong cột "Hại", rồi đưa tờ giấy cho ông ta và nói:
"Xin ông cân nhắc kỹ lưỡng lợi và hại đi, rồi cho tôi biết ông quyết định
ra sao".
Hôm sau, tôi nhận được một
bức thư cho hay rằng tiền mướn đáng lẽ tăng lên 300 phần trăm thì chỉ tăng lên
50 phần trăm thôi.
Xin các bạn để ý rằng tôi
không hề xin giảm giá nhé. Trong suốt câu chuyện tôi chỉ nói tới điều mà ông ta
quan tâm tới, tôi chỉ tìm kiếm và bày tỏ cho ông ta cách đạt được ý muốn đồ
thôi.
Nếu tôi theo sự xúc động tự
nhiên trong lòng mà chạy tới kiếm ông ta, la lên: "Cái gì lạ lùng vậy? Tự
nhiên ông tăng tiền mướn lên 300 phần trăm khi ông biết chắc rằng tôi đã quảng
cáo rồi, đã in vé rồi? Ba trăm phần trăm! Kỳ cục không? Điên rồi mà! Không khi
nào tôi chịu giá đó đâu!".
Và chuyện sẽ xảy ra sao?
Chắc chắn là chúng tôi sẽ cãi nhau và các bạn biết cãi nhau thường thường kết
quả ra sao. Dù tôi có làm cho ông ta phải tự nhận rằng ông có lỗi đi nữa thì
lòng tự ái của ông cũng không cho ông chịu thua và chuẩn lời tôi yêu cầu.
Henry Ford nói: "Bí
quyết của thành công - nếu có - là biết tự đặt mình và địa vị người và suy xét
vừa theo lập trường của người vừa theo lập trường của mình".
Trong nghệ thuật dùng người,
chưa có lời khuyên nào chí lý bằng lời đó, cho nên tôi muốn nhắc lại: "Bí
quyết của thành công là biết tự đặt mình vào địa vị người và suy xét vừa theo
lập trường của người vừa theo lập trường của mình".
Trong nghệ thuật dùng người,
chưa có lời khuyên nào chí lý bằng lời đó, cho nên tôi muốn nhắc lại: "Bí
quyết của thành công là biết tự đặt mình vào địa vị người và suy xét vừa theo
lập trường của người, vừa theo lập trường của mình". Chân lý đó giản dị minh
bạch làm sao! Đáng lẽ ai cũng phải biết ngay chứ. Thế mà trong một trăm người,
thì có tới chín mươi người không biết đến, trong chín mươi chín trường hợp.
Bạn muốn có một thí dụ ư?
Thì ngày mai tới sở, bạn cứ xem xét những thư bạn nhận được, sẽ thấy sự thiếu
lương tri đó. Đây là một bức thư chép nguyên văn, nói cho đúng hơn, là một tờ
châu tri, của ông giám đốc một hãng quan trọng chuyên môn quảng cáo bằng vô
tuyến điện, gởi cho mỗi ông quản lý những sở vô tuyến điện trong nước. (Những
hàng chữ trong dấu ngoặc đơn là cảm tưởng của tôi trong khi đọc).
Gởi ông John Blank ở
Blandville (Indiana)
Ông Blank thân mến,
"Công ty Megavox chúng
tôi muốn giữ vững ưu thế vẫn có từ trước tới nay trong địa hạt quảng cáo bằng
vô tuyến điện.
(Tôi không cần biết điều ông
muốn. Tôi đương lo lắng việc của tôi đây. Nhà Ngân hàng không chịu cho tôi cố
nhà của tôi thêm một hạn nữa... Sâu ăn hết bông hồng của tôi... hôm qua chứng
khoán xuống giá... tôi lỡ xe điện sáng nay... chiều qua người ta không mời tôi
dự tiệc... lương y bảo tôi động mạch, bị bệnh thần kinh viêm. Tôi đường quạn
đây thì đọc nhằm bức thư của một kẻ tự thị chỉ nói đến vinh dự của y, ý muốn
của y thôi! Cha chả là ngu! Vậy mà làm nghề quảng cáo chứ (!)
"Sự quảng cáo của Quốc
gia, nhờ công ty chúng tôi truyền thanh đã mở đường cho lối quảng cáo mới đó.
Và những chương trình phát thanh của chúng tôi từ hồi đó tới nay đã cho chúng
tôi một địa vị cao hơn những hãng khác.
(à, phải! Hãng ông giàu
nhất, mạnh nhất. Rồi sao? Cái đó có liên can gì tới tôi đâu? Ông không thông
minh chút nào hết. Ông chỉ khoe sự thành công mênh mông của ông thôi, như vậy
là làm cho tôi cảm thấy địa vị thấp kém của tôi, ông biết chưa?).
"Chúng tôi muốn cho
khách hàng biết rõ tất cả tình hình những sở vô tuyến điện.
(Ông muốn! Ông muốn! Đồ ngu!
Tôi không cần biết ông muốn cái gì hết; hãy nói cho tôi nghe cái mà tôi muốn).
"Vậy xin ông gởi ngay
cho chúng tôi những điều nên biết về chương trình và thời biểu. Những điều đó
cần cho chúng tôi mỗi tuần để lựa kỹ những giờ phát thanh tiện hơn hết.
(Gởi ngay cho ông! Cả gan
thiệt! Cũng không thèm thêm câu: nếu không làm phiền ông nữa!)
"Ông trả lời gấp, tức
là lợi chung cho chúng ta.,
(Thằng khùng! Nó dám biểu
mình trả lời gấp cho nó, trong khi mình lo lắng hết việc này việc khác. Mà bức
thư của nó có khác gì một tờ châu tri không? Tôi không ưa cái giọng đàn anh đó.
Thôi đi... ủa! Ông nói gì tới cái "lợi chung của chúng ta" đó? à! Tới
bây giờ ông mới bắt đầu đặt ông vào quan điểm của tôi!... nhưng ông nói cách mơ
hồ làm sao! Không rõ ràng, không giảng giải chi hết).
"Chân thành chào ông.
ký tên... Giám đốc
Tái Bút: Có lẽ ông muốn biết
đoạn trích sau này trong tờ báo Blankville và muốn truyền thanh nó trong đài
của ông".
(Mãi tới cuối thư, trong chỗ
tái bút ông mới chỉ cho tôi một điều có ích cho tôi. Tại sao không đem ra nói
trước đi? Một người tự phụ là nhà quảng cáo chuyên môn, tất phải ngu độn lắm
mới vụng về như vậy).
Một người suốt đời làm nghề
quảng cáo tự cho mình là thần thánh trong nghệ thuật dẫn dụ người khác mà còn
viết một bức thư vô lý như vậy, thì những ông thợ may, làm nệm, làm vườn ra sao
nhỉ?
Đây, một bức thư nữa của ông
chủ sự một nhà ga lớn gởi cho ông Edward Vermylen, theo lớp học của tôi. Người
đọc nó có ấn tượng gì? Tôi sẽ cho bạn hay. Nhưng chúng ta hãy đọc đã.
"Xin ông Edward
Vermylen chú ý.
"Thưa ông,
"Vì hàng hóa cứ chiều
mới tới ga chúng tôi, cho nên sự khuân hàng lên xe có điều trở ngại: công việc
nhiều quá, phải bắt người làm công làm thêm giờ, xe cam nhông phải trễ, gởi đồ
cũng trễ. Ngày 10 tháng 11, chúng tôi nhận được của ông hồi 4 giờ 20 một lô là
510 cái thùng.
Chúng tôi xin ông giúp chúng
tôi để tránh những bất tiện đáng tiếc do tình thế đó mà ra. Vậy chúng tôi tự
tiện xin phép ông - nếu có thể được - thu xếp sao cho hàng của ông tới ga chúng
tôi vào buổi sáng, nhất là những khi ông gởi nhiều hàng.
Được như vậy thì ông có lợi
là hàng của ông ở trên xe cất xuống mau và gởi đi cũng mau.
Trân trọng...
Ký tên: J.B"
Ông Vermylen đưa bức thư cho
tôi coi và bình phẩm như vầy: "Thư đó có kết quả ngược lại với ý muốn của
người viết. Đầu thư, người ta kể những nỗi khó khăn của công ty hỏa xa, cái đó
ích lợi gì cho mình đâu? Rồi người ta xin mình phụ lực với người ta, sau cùng
mới hứa sẽ cất hàng và gởi hàng cho mình mau hơn trước.
Tóm lại, cái quan hệ tới
mình nhất thì họ để lại sau cùng và xét toàn thể thì thư đó khêu gợi sự phản
đối hơn là sự hợp tác".
Nay ta thử tìm cách sửa chữa
bức thư đó cho hợp hơn. Trước hết đừng nói đến những vấn đề riêng của mình, tốn
công vô ích. Phải theo lời khuyên của Ford: "Đặt ta vào địa vị người mà
suy xét theo quan điểm của người". Bức thư sửa chữa như sau này, tuy chưa
được hoàn toàn, nhưng so với bức trên cũng tấn tới nhiều rồi.
Ông Vermylen thân mến,
Chúng tôi được hân hạnh ông
chiếu cố tới trong 14 năm nay. Tất nhiên là chúng tôi mang ơn ông lắm và hết
lòng tìm cách gởi hàng cho ông được mau chóng. Nhưng chúng tôi phải thú rằng
điều đó khó thi hành lắm, khi xe cam nhông của ông tới vào cuối giờ làm việc
buổi chiều, như ngày 10 tháng 11 vừa rồi. Tại sao? Vì một số đông khách hàng
khác cũng giao hàng cho chúng tôi vào lúc đó. Thành thử nhiều quá, làm không
xuể và xe của ông phải đợi, hàng của ông phải gởi trễ.
Đó là một sự rất đáng tiếc.
Tránh nó cách nào? Bằng cách ông giao hàng cho tôi vào đầu buổi chiều, như vậy
xe của ông khỏi phải đợi, hàng của ông gởi được mau và những người làm công của
ông về nhà được sớm để thưởng món ma-ca-rô-ni (macaroni) tuyệt khéo mà hãng ông
chế tạo ra.
Xin ông đừng cho rằng chúng
tôi kêu nài ông đâu; cũng xin ông đừng nghi rằng chúng tôi dám tự tiện chỉ ông
cách làm việc đâu. Tôi gởi hầu ông bức thư này với mục đích duy nhất là muốn
làm vừa lòng ông hơn trước.
Dù hàng của ông tới giờ nào
đi nữa thì chúng tôi cũng rất vui lòng nhận và gởi đi mau chừng nào hay chừng
đó.
Chúng tôi biết rằng ông bận
nhiều việc lắm; xin ông đừng mất công trả lời thư này.
Trân trọng
Ký tên: J.B."
Có cả hàng ngàn người bán
dạo, lang thang khắp phố phường, mỏi mệt, thất vọng, lương ít. Tại sao? Tại họ
nghĩ tới họ, tới cái mà họ đương tìm kiếm. Họ không hiểu rằng bạn cũng vậy mà
tôi cũng vậy, chúng ta đều không muốn mua - nghĩa là tiêu tiền - mà chỉ muốn
giải quyết những vấn đề riêng tây chúng ta thôi. Mà người bán hàng nào giúp
chúng ta giải quyết được những cái đó, chỉ cho ta hiểu rằng mua hàng của họ,
hoặc để cho họ giúp thì chúng ta sẽ đỡ tốn tiền, đỡ mệt nhọc, khỏi buồn bực,
khỏi đau, có tương lai vững vàng, thì kẻ đó không ép uổng chúng ta mà sẽ làm
cho chúng ta tin và như vậy chúng ta sẽ mua!
Vậy mà biết bao người suốt
cuộc đời bán hàng mà không hề nghĩ tới quan điểm của người mua.
Một hôm, tôi gặp một người trước
làm biện sự một hãng cho mướn nhà, tôi hỏi ông ta có thể cho tôi biết nhà tôi
ở, tường xây bằng gạch đặc hay gạch rỗng. Ông nói rằng không biết và khuyên tôi
hỏi "Nghiệp đoàn kiến trúc sư".
Điều đó ai mà không biết,
can chi phải nhờ tới ông.
Rồi sáng hôm sau, tôi nhận
được của ông một bức thư. Trả lời câu hỏi của tôi chăng? Không. Để khuyên tôi
một lần nữa hỏi "Nghiệp đoàn kiến trúc sư" và cậy tôi làm đại lý bảo
hiểm cho ông.
Ông ấy mong tôi làm lợi lớn
cho ông mà không giúp cho tôi được một việc nhỏ.
Bất kỳ trong nghề nghiệp
nào, trong giai cấp nào, người ta cũng thấy lỗi lầm quan trọng đó. Một lần đau
cuống họng, tôi lại một nhà chuyên môn trị bệnh đó. Chưa coi họng tôi, ông đã
hỏi tôi làm nghề gì... Bệnh của tôi, ông chưa muốn biết, mà cần biết cái ví
tiền của tôi đã. Ông ấy tính cách giúp tôi mà tính cách "bóp" tôi.
Rút cục là ông không nặn được của tôi đồng nào hết, vì tôi bỏ ra đi, tởm cho
cái lòng tham của ông.
Than ôi! Xã hội đầy những
hạng như vậy, tham lam, hẹp hòi và ích kỷ. Cho nên nếu có siêu nhân nào tìm
cách tận tâm giúp người mà không vụ lợi, thì trong công việc của ông chắc là ít
ai cạnh tranh lắm.
Ông O.D.Young, nhà kinh tế
trứ danh nói: "Người nào biết tự đặt mình vào địa vị của người khác, hiểu
được tư tưởng và ý định của họ, người đó khỏi phải lo về tương lai của
mình".
Nếu đọc cuốn này rồi, các
bạn chỉ tập được một khả năng này là: bất cứ trong trường hợp nào cũng đứng vào
địa vị của người khác mà xét, thì cuốn này cũng đã đánh dấu được một quãng đời
mới trong đời làm ăn của bạn!
Tại sao người ta nhãng bỏ
khoa tâm lý thực hành như vậy mà nhồi biết bao những môn vô ích khác. Một người
học trò của tôi muốn mời bạn chơi banh rổ (basket ball) với mình mà viết như
vầy: "Tôi muốn các anh lại sân của tôi chơi banh rổ. Tôi thích nó lắm, mà
lần trước ít bạn quá, không đủ làm một kíp... Chơi như vậy mà còn thú gì
nữa!... Cho nên tôi muốn rằng ngày mai các anh lại... Banh rổ là môn thể thao
thích nhất của tôi mà tôi không có đủ bạn chơi..."
Viết như vậy mà đòi làm cho
người ta muốn lại chơi với mình! Người học trò đó chỉ nói tới mình thôi, không
hề có một lời khuyến khích bạn. Vậy thì có lý gì mà bạn y sẽ tới chơi trên cái
sân mà lần trước y mời, không ai thèm tới hết?
Mà có biết bao nhiêu lý lẽ
để dụ bạn được: nào là ích lợi của thể thao giữa trời, thân hình khỏe mạnh, cân
đối, vui vẻ...
Một người học trò của tôi,
có đứa con làm biếng ăn. Vợ chồng người đó rầy nó suốt ngày, không cho nó yên:
"Má muốn con ăn cái này cái kia..."
"Ba muốn cho con mau
lớn..."
Đứa nhỏ có kể vào đâu những
lời đó. Có gì vô lý bằng bắt một đứa nhỏ ba tuổi có quan niệm của người lớn ba
chục tuổi? Sau người đó tự hỏi: "Thử coi xem cái gì làm cho nó thích? Nó
muốn gì? Nếu biết được nó muốn gì thì mình sẽ có thể khiến nó làm cái mình muốn
được". Và người đó kiếm ngay được cách giải quyết. Đứa nhỏ thích đạp xe
máy ba bánh lắm - nhưng cùng dãy phố đó có một đứa nhỏ khác lớn hơn, hung hăng
ăn hiếp nó, ngừng xe nó lại, bắt nó xuống rồi leo lên đạp. Đứa nhỏ khóc, la,
chạy về mách má. Má nó đuổi đứa kia đi, lấy lại xe cho con. Ngày nào cũng như
vậy.
Vậy đứa nhỏ muốn gì? Chẳng
cần phải là nhà trinh thám đại tài cũng đoán được. Nó bị ăn hiếp, nó tức, muốn
trả thù, làm sao đánh cho đứa kia một "cú" nên thân để cho nó chừa
tới già. Ba nó hiểu vậy, bảo nó: "Nếu con chịu ăn những món này thì con
mau mạnh lắm; một ngày kia đánh nó nhào văng liền". Và vấn đề ăn của đứa
bé giải quyết được tức thì. Cho nó cái gì nó cũng ăn, hy vọng một ngày nọ
"nốc ao" thằng du côn kia đã làm cho nó tủi nhục mấy lần.
Đứa nhỏ lại còn có tật đái
dầm. Nó ngủ với bà nó. Sáng dậy, thấy tấm "ra" ướt, bà nó bảo:
"Ngó này, đêm qua lại đái dầm nữa". Nó cãi: "Không phải tôi đâu.
Bà đó".
Người ta rầy nó, đánh nó,
làm nhục nó. Người ta nhắc cho nó rằng: "Má không muốn cho con như vậy
nữa". Vô ích - những lý lẽ đó không đủ. Lúc đó, cha mẹ mới tự hỏi:
"Làm sao cho nó muốn sửa đổi được".
Nó muốn gì, đứa nhỏ đó?
Trước hết, nó muốn bận bi-gia-ma (pyjama) như cha nó. Bà nó hứa mua cho nó một
bộ nếu nó hết đái dầm. Điều thứ nhì, nó muốn giường nó sạch.
Má nó dắt nó tới tiệm lớn,
đưa mắt làm hiệu với người bán hàng và nói: "Đây, cậu này muốn mua đồ
đây". Người bán hàng làm bộ coi đứa bé như một người quan trọng, hỏi:
"Cậu muốn mua chi?". Đứa nhỏ cao lên được vài phân, nở mũi, đáp:
"Tôi muốn mua một cái giường".
Giường chở về nhà rồi, đứa
nhỏ chạy kiếm ba nó, khoe: "Ba, ba, lên coi giường của con đi, chính con
đã mua đó!". Cha nó hết lời khen nó rồi kết: "Con đừng làm dơ cái
giường đó chứ!" - "Không! Không khi nào!". Đứa nhỏ giữ lời hứa.
Vì người ta khéo gợi lòng tự ái của nó. Cái giường đó là giường của nó. Rồi nó
lại bận bi-gia-ma như người lớn. Nó muốn hành động cũng như người lớn và quả
được như vậy.
Một người cha khác có đứa
con gái nhất định không ăn cháo buổi sáng. Mắng, giảng giải, dỗ ngọt, đều vô
hiệu. Cha mẹ hỏi nhau: "Làm sao cho nó thèm ăn sáng được?".
Đứa nhỏ thích bắt chước má
nó lắm. Một hôm, người ta đặt nó lên một chiếc ghế cao, để cho nó nấu món cháo
của nó... Rồi đúng lúc nó đang vinh hạnh, ba nó vào, như vô tình. Đứa nhỏ khoe,
khua muỗng trong cái soong: "Ba, ngó này! Hôm nay, chính con nấu
cháo".
Rồi nó ăn hai đĩa cháo,
không phải ai mời mọc hết: Chính nó đã nấu cháo đó, nó tự đắc lắm, nó tự thấy
quan trọng lắm. Tự ý nó ăn.
Một triết gia nói:
"Phát biểu cái bản ngã là một điều cần thiết nhất đối với ta" thế thì
tại sao không dùng cái thuật ở trên kia trong công việc của ta? Khi ta kiếm
được ý nào mới lạ, cứ để cho khách hàng của ta hoặc người cộng tác của ta tưởng
rằng chính họ có ý đó, như cha mẹ đứa nhỏ đã để cho nó tin rằng chính nó đã nấu
lấy cháo. Như vậy người khác sẽ tự đắc lắm... và biết đâu chẳng như đứa nhỏ,
đòi cho được hai đĩa cháo?
Xin các bạn nhớ kỹ rằng:
Muốn dẫn dụ ai, phải trước
hết khêu gợi cho người đó có lòng ham muốn nhiệt liệt đã. Làm được như vậy, thì
người trong bốn bể sẽ là bạn của ta. Làm không được, thì ta sẽ thui thủi trên
đường đời.
*
Chương
3
Tám
lời khuyên giúp các bạn đọc sách này được nhiều lợi ích nhất
1. Muốn đọc cuốn sách này
được nhiều ích lợi nhất cần có một đức tính cốt yếu, quan trọng hơn cả những
định lệ và quy tắc. Không có nó thì bài học hay tới mấy cũng không có bổ ích
gì, mà nó có thì không cần những bài đó cũng làm được những việc phi thường.
Vậy điều kiện mầu nhiệm đó
là gì? Rất giản dị: là phải có lòng ao ước thiết tha muốn tìm hiểu thêm, muốn
học thêm, và một cường chí quyết bồi bổ năng lực xử thế dụng nhân của mình.
Làm sao luyện được chí đó?
Bằng cách luôn luôn tâm niệm rằng những quy tắc dạy trong tập này vô cùng quan
trọng. Bạn hãy tự nhắc luôn luôn rằng: "Hạnh phúc của ta, sự thành công
của ta, danh vọng tiền của của ta phần lớn đều do sự khôn khéo trong khi giao
thiệp với người mà có".
2. Bạn đọc một lần mỗi chương
để hiểu đại cương. Rồi có lẽ bạn muốn hấp tấp coi tiếp ngay chương sau. Xin
đừng. Phải đọc lại kỹ lưỡng một lần nữa. Như vậy đỡ tốn thì giờ mà có nhiều kết
quả.
3. Phải thường thường ngưng
đọc để suy nghĩ những điều mới đọc và tự hỏi: lời khuyên đó, lúc nào có thể áp
dụng được và áp dụng ra sao?
Như vậy mới là bổ ích.
4. Tay nên có cây viết chì
hay viết máy để đánh dấu ở ngoài lề những lời khuyên nào mà bạn tính thi hành.
Nếu là một quy tắc cực kỳ quan trọng thì gạch dưới nó, hoặc đánh bốn chữ X
"xxxx" ở ngoài lề. Như vậy, khi coi lại, mau và dễ thấy hơn.
5. Tôi biết một người đã làm
giám đốc một công ty bảo hiểm lớn từ 15 năm rồi. Vậy mà mỗi tháng ông đọc hết
những điều lệ bảo hiểm của công ty ông, tháng nào cũng vậy, hết năm này qua năm
khác. Tại sao? Tại kinh nghiệm cho ông hay rằng chỉ có cách đó mới nhớ kỹ hết
điều lệ được thôi.
Riêng phần tôi, tôi đã có
lần để ra hai năm trời để viết một cuốn sách về sự hùng biện, vậy mà tôi vẫn
phải thỉnh thoảng coi lại cuốn đó để khỏi quên những điều chính tôi đã viết ra.
Cái mau quên của loài người thiệt lạ lùng, đáng làm cho ta ngạc nhiên.
Vậy, nếu bạn muốn cuốn sách
này giúp ích cho bạn được lâu dài, xin đừng tưởng rằng chỉ đọc nó một lần là
đủ. Sau khi nghiên cứu nó kỹ rồi, mỗi tháng nên để ra vài giờ ôn lại. Bạn đặt
nó luôn luôn trên bàn giấy và thường mở nó ra. Đầu óc bạn phải thấm nhuần những
khả năng đẹp đẽ nó cải thiện đời bạn, những khả năng mà bạn chưa có, còn phải
chinh phục nữa. Xin bạn nhớ rằng chỉ có cách luôn luôn thấy ở trước mắt những
quy tắc đã trình bày, mới có thể áp dụng nó được một cách tự nhiên, không khó
nhọc, như cái máy, và làm cho những quy tắc đó thành ra bản tính thứ nhì của
bạn. Ngoài ra, không có cách nào khác.
6. Bernard Shaw nói rằng họ
không, không đủ, phải thực hành nữa. Đã học thì phải hành. Ông nói có lý. Muốn
học, phải hoạt động chớ không thụ động. Nhờ thực hành mới tiến được. Vậy muốn
thấm nhuần những quy tắc này, hễ có cơ hội, xin bạn thực hành liền. Nếu không,
sẽ mau quên lắm.
Tôi cũng biết đó là một sự
khó khăn. Vì chính tôi cũng có khi thấy khó thi hành những điều tôi đã chỉ cho
các bạn. Ví dụ khi bạn bực tức, tự nhiên bạn muốn chỉ trích, khiển trách chứ
không nghĩ tới sự tự đặt mình vào địa vị người. Kiếm một tật xấu của người dễ
hơn là tìm cái hay của họ. Ta tự nhiên muốn nói tới những việc ta đương lo nghĩ
hơn là nói tới những đầu đề làm cho người khác vui lòng. Cho nên bạn phải nhớ
rằng đọc sách này không phải để hiểu biết thêm mà là để luyện cho có những tập
quán mới, để dự bị một lối sống mới. Như vậy cần phải mất công, kiên nhẫn, chăm
chú hàng ngày.
Vậy, xin bạn thường mở những
trang này ra. Cuốn này phải là kim chỉ nam của bạn trong sự giao thiệp với
người. Và khi bạn gặp một vấn đề, như sửa lỗi một đứa nhỏ, làm sao cho bạn trăm
năm đồng ý với bạn, hoặc là cho một khách hàng đương giận mà được hài lòng, thì
xin bạn hãy suy nghĩ một chút đã, chống cự với sự xúc động đầu tiên, đừng để
cho nó lôi cuốn vì thường nó có hại. Lúc đó xin bạn nhớ tới cuốn này, hoặc nếu
có thì giờ thì mở nó ra coi, đọc lại những đoạn đã đánh dấu. áp dụng những quy
tắc trong đó và bạn sẽ thấy những kết quả phi thường.
7. Bạn đặt lệ với người nhà
hoặc bạn bè rằng hễ bắt gặp bạn làm trái quy tắc nào đó thì bạn phải chịu phạt
một số tiền. Phải làm sao cho sự học tập của bạn thành ra một trò chơi vui mà
mê được.
8. Ông hội trưởng một nhà
ngân hàng lớn ở Nữu Ước, sau khi nghe vài bài giảng của tôi, có tả rõ cách sửa
mình của ông như sau này mà chính ông đã kiếm ra được từ lâu. Nó vô cùng hiệu
nghiệm. Ông học ít lắm, nhưng là một trong những nhà tài chánh lớn nhất ở châu
Mỹ; ông thú rằng chỉ nhờ phương pháp của ông mà ông thành công.
"Từ lâu rồi - ông nói -
tôi ghi trên một cuốn lịch những công việc buôn bán mỗi ngày. Tối thứ bảy, tôi
không tiếp ai hết, để tự xét mình. Ăn tối rồi, tôi cấm cung trong phòng giấy
của tôi, mở cuốn sổ tay ra, suy nghĩ về mỗi câu chuyện, mỗi lần bàn cãi, mỗi
cuộc thương nghị, mỗi vụ chạy chọt trong tuần lễ đó. Tôi tự hỏi:
- Lần đó, ta đã lỡ lầm chỗ
nào?
- Đã hành động khéo chỗ nào?
Có thể khéo hơn được không? Ra làm sao?
- Sự lôi thôi đó cho ta bài
học gì?
Có khi tự xét như vậy, tôi
thấy đau khổ lắm, có khi tôi lấy làm lạ lùng sao đã lầm lỡ nặng nề như thế
được. Nhưng tôi càng lớn tuổi thì lầm lỡ càng ít đi và có khi còn muốn tự vỗ
vai mình nữa. Chưa có gì giúp tôi nhiều bằng phương pháp tự xét và tự cải đó.
Nhờ nó mà tôi xét đoán chắc
chắn, minh mẫn hơn; những sự quyết định của tôi thích đáng hơn, và giúp tôi rất
nhiều trong sự giao thiệp với mọi người. Tôi xin nhiệt liệt giới thiệu nó với
"hải nội chư quân tử".
Tại sao các bạn không dùng
một phương pháp tương tự kiểm điểm lại cách các bạn áp dụng những quy tắc trong
tập này ra sao? Nếu các bạn quyết tâm làm, sẽ có hai cái lợi:
Thứ nhất: các bạn sẽ say mê
học được một môn học có giá trị vô song về phương diện giáo hóa.
Thứ nhì: các bạn sẽ nhận
thấy rằng khả năng của bạn làm đẹp lòng và dẫn dụ người khác sẽ nẩy nở, rực rỡ
như bông đào về tiết xuân vậy.
Tóm lại: Muốn đọc sách được
nhiều ích lợi nhất, phải:
I. Có lòng ham muốn học hỏi
và thi hành những định lệ chi phối sự giao thiệp giữa loài người với nhau.
II. Đọc mỗi chương hai lần,
rồi mới qua chương sau.
III. Thỉnh thoảng ngưng đọc
để tự hỏi nên thi hành mỗi quy tắc ra sao và vào lúc nào?
IV. Gạch dưới những ý chính.
V. Mỗi tháng coi lại cuốn
này một lần.
VI. Hễ có cơ hội thì phải
thực hành ngay những quy tắc học được. Dùng cuốn sách này làm kim chỉ nam để
giải quyết những nỗi khó khăn hằng ngày.
VII. Tặng cho bạn thân một
số tiền nào đó chẳng hạn, mỗi khi bạn bắt gặp ta làm trái với những quy tắc đó.
Như vậy để làm cho sự học biến thành một trò chơi hứng thú.
VIII. Mỗi tuần kiểm điểm
những tấn tới hoặc những sai lầm của bạn. Bạn hãy xét mình coi đã bồi bổ được
khuyết điểm nào và trong những dịp nào.
------ o0o ------
Đắc Nhân Tâm
PHẦN II
Sáu
cách gây thiện cảm
Chương
4
Để
cho tới đâu cũng được tiếp đón niềm nở
Thiệt tình bạn cũng chẳng
cần đọc sách này mới biết cách đắc nhân tâm. Bạn chỉ cần áp dụng những phương
pháp thu phục cảm tình của một con vật mà cả hoàn cầu không ai không thương
mến.
Lát nữa ra đường bạn sẽ gặp
nó. Khi còn xa bạn chừng mười bước, nó đã bắt đầu ve vẩy đuôi rồi. Nếu bạn
ngừng lại mà vuốt ve nó thì nó chồm lên và tỏ ra trăm vẻ yêu đương và bạn có
thể biết chắc chắn rằng trong sự nồng nàn đó không có một mảy may vụ lợi vì nó
chẳng cần bạn mua giúp một vài món hàng ế, mà cũng chẳng ham gì được kết duyên
cùng bạn.
Có bao giờ bạn ngừng lại một
phút mà suy nghĩ rằng trên vũ trụ này, chỉ có con chó là không cần làm việc mà
cũng sống một cách ung dung không? Ta nuôi gà, là vì gà cho ta trứng: ta nuôi
bò, là vì bò cho ta sữa; mà ta nuôi con hoàng yến cũng vì tiếng hót của nó.
Nhưng ta nuôi chó chỉ vì cái lý độc nhất là nó cho ta cái êm đềm của tình
thương.
Trong những kỷ niệm êm đềm
nhất của tuổi thơ, tôi còn nhớ đến con Cún của tôi, một con chó nhỏ, lông vàng,
đuôi cụt mà cha tôi mua cho tôi có năm cắc. Cún chưa hề đọc một trang sách tâm
lý nào hết. Nó không cần đọc. Giáo sư William James, giáo sư Harry
A.Overstreet, không ngài nào dạy được cho nó một chút nghệ thuật làm đẹp lòng
người. Nhưng nó có phương pháp hoàn toàn để làm mọi người yêu nó: là chính nó,
nó yêu mọi người. Lòng yêu đó tự nhiên và chân thành tới nỗi tôi không thể
không mến nó được.
Các bạn muốn gây thiện cảm
không? Hãy làm như con Cún: Quên mình và thương người.
Con Cún hiểu rằng nếu sốt
sắng qua tâm tới người, thì chỉ trong hai tháng sẽ có nhiều bạn thân hơn là hai
năm kiếm đủ cách làm cho người ta phải quan tâm tới mình. Tôi phải nhắc lại câu
đó:
Nếu các bạn sốt sắng thành
thật quan tâm tới người khác thì chỉ trong hai tháng sẽ có nhiều bạn thân hơn
là hai năm gắng công bắt người khác quan tâm tới các bạn.
Vậy mà biết bao người một
đời lầm lẫn không chừa, không biết định luật đó. Họ nhất định muốn người khác
phải chú ý tới họ. Công dã tràng... Thiên hạ không nghĩ tới bạn đâu. Họ nghĩ
tới họ, sáng, chiều, và tối.
Công ty Điện thoại ở Nữu Ước
mới điều tra xem trong khi đàm thoại tiếng nào được dùng nhiều nhất. Các bạn
chắc đã đoán được... Đó là tiếng "Tôi". Trong 500 câu chuyện thì
người ta dùng nó tới 3.900 lần. "Tôi", "Tôi",
"Tôi"...
Khi bạn coi tấm hình trong
đó có bạn chụp chung với những người khác, thì người thứ nhất mà bạn ngó là ai?
Nếu bạn tin rằng mọi người
đều chú ý tới bạn, thì xin bạn trả lời tôi câu này: "Nếu bạn chẳng may
chiều nay từ trần thì sẽ có bao nhiêu người đi tiễn bạn tới huyệt?".
Tại sao người khác quan tâm
tới bạn trong khi bạn không quan tâm tới người ta trước? Xin bạn cầm cây viết
chì và trả lời câu hỏi đó trong hàng bỏ trắng dưới này.
Nếu chúng ta chỉ gắng sức
kích động người khác để cho họ chú ý tới ta thì không bao giờ có bạn chân thành
hết. Đó không phải là cách gây được tình tri kỷ.
Alfred Adler, triết gia trứ
danh, viết một cuốn sách rất hay đề là "Chân nghĩa của cuộc đời",
trong đó ông nói: ! "Kẻ nào không quan tâm tới người khác, chẳng những sẽ
gặp nhiều sự khó khăn nhất trong đời, mà còn là người có hại nhất cho xã hội.
Hết thảy những kẻ thất bại đều thuộc hạng người đó". Các bạn có thể đọc
hàng tá những sách về tâm lý mà không kiếm được một lời vừa đúng vừa nhiều
nghĩa như câu đó. Tôi rất ghét nói đi nói lại. Nhưng lời tuyên bố của ông Adler
quan trọng tới nỗi tôi phải chép nó lại lần nữa:
"Kẻ nào không quan tâm
tới người khác, chẳng những sẽ gặp nhiều sự khó khăn nhất trong đời, mà còn là
người có hại nhất cho xã hội. Hết thảy những kẻ thất bại đều thuộc hạng người
đó".
Đời sống của Hoàng đế Nã Phá
Luân, chứng minh lời nói đó. Khi ly dị Hoàng hậu Joséphine, vì cớ bà này không
thể cho ông người kế tự, ông than thở cùng bà trước khi chia tay: "Sự phú
quí vinh hoa của tôi, trần gian chưa từng thấy. Vậy mà cho đến giờ này đây, bà
là người độc nhất trên đời, tôi có thể tin cậy được".
Nã Phá Luân thì tin như vậy.
Nhưng ai đã từng đọc sử đều buồn mà nhận thấy rằng lòng tin đó quá đáng.
Ông Giám đốc tờ báo
Collier'S nói: "Muốn cho độc giả thích những truyện ngắn của bạn thì bạn
phải yêu độc giả đã, phải chú ý tới họ". Chân lý đó đúng khi bạn viết tiểu
thuyết cho độc giả coi. Nó còn ba lần đúng hơn nữa, khi bạn trực tiếp nói
chuyện với người khác.
Howard Thurston, ông vua ảo
thuật, trong 40 năm trời, đem tài bịt mắt thiên hạ làm cho cả thế giới ngạc
nhiên và thán phục; kiếm được gần hai triệu đồng; một hôm thú với tôi rằng hồi
ông nhỏ, đã phải xa cha mẹ đi lang thang, ăn xin nhà này tới nhà khác, và nhờ
ngó những quảng cáo hai bên đường xe lửa mà biết đọc. Về nghề ảo thuật, thiếu
gì người biết nhiều hơn ông, nhưng ông có hai đức tính mà người khác không có:
Thứ nhất: thấu rõ tâm lý
loài người và khi lên sân khấu, ông có sức quyến rũ và gây hứng. Mỗi cử chỉ của
ông, mỗi lần ông chuyển giọng nói, mỗi nét cau mày là cả một công trình luyện
tập. Mà hết thảy công trình đó chỉ có mục đích làm cho khán giả say mê và thì
giờ chóng qua.
Thứ nhì: ông thành thật chú
ý tới khán giả. Những nhà ảo thuật khác ở trên sân khấu ngó xuống trừng trừng,
như có vẻ nói: "Tụi này toàn đồ mắt thịt. Ta sẽ bịp chúng dễ như
chơi". Phương pháp của Thurston khác hẳn. Mỗi lần sắp ra sân khấu, ông tự
nói: "Ta mang ơn những người tới đây coi ta diễn trò. Nhờ họ, ta sống được
phong lưu. Vậy ta phải hết sức trổ tài cho họ vừa lòng". Rồi ông vừa nhủ:
"Tôi yêu khán giả của tôi. Tôi yêu khán giả của tôi", vừa tiến ra
ngoài sân khấu. Bạn cho là "lố bịch", là vô lý ư? Cái đó là quyền của
bạn. Nhưng chính đó là nguyên nhân sự thành công của một trong những nhà ảo
thuật danh tiếng nhất từ xưa tới nay.
Tổng thống Théodore
Roosevelt thu được nhân tâm một cách lạ lùng cũng nhờ bí quyết đó. Cho đến
người ở của ông cũng sùng bái ông nữa. Người da đen làm bồi phòng cho ông, viết
một cuốn sách nói về đời tư ông, trong đó có câu chuyện lý thú này:
"Một hôm, nhà tôi hỏi
Tổng thống về loài chim đa đa mà nó chưa từng thấy bao giờ. Ngài tả tỉ mỉ loài
chim đó cho nó nghe. ít lâu sau, có người kêu điện thoại nhà tôi chạy lại trả
lời. Thì ra ngài Tổng thống kêu nó, cho nó hay rằng hiện có một con chim đa đa
đậu trong sân cỏ, và nếu nó muốn coi thì ngó ra sẽ thấy. Chỉ những việc nhỏ mọn
như vậy cũng đủ tả tính tình của Ngài và những việc đó, Ngài rất thường làm.
Mỗi khi Ngài đi dạo gần tới
nhà riêng của chúng tôi, dù chúng tôi có đứng khuất thì cũng kêu chúng tôi và
chào lớn tiếng".
Một ông chủ như vậy, thì
người làm công nào mà không yêu kính? Bất cứ ai mà không yêu kính?
Một bữa, ông tới Bạch Cung,
phải khi Tổng thống Taft và Phu nhân đi vắng, ông kêu lên từng người đầy tớ cũ
và nồng nàn hỏi thăm họ, cả đến những chị phụ bếp cũng được hân hạnh đó. Khi
gặp chị phụ bếp Alice, ông hỏi chị còn làm bánh mì bằng bột bắp không. Chị ta
đáp còn làm, nhưng chỉ có đầy tớ ăn, còn trên bàn chủ không ai dùng tới.
Ông cười lớn: "Tại các
ngài không sành ăn. Khi nào gặp Ngài Tổng thống, tôi sẽ chê Ngài chỗ đó".
Chị đó dâng ông một miếng
bánh mì bột bắp. Ông vừa đi về phòng giấy vừa ăn, gặp người làm vườn nào, người
phu nào, ông cũng kêu tên mà chào như hồi ông còn làm Tổng thống. Một người làm
công già rưng rưng nước mắt nói rằng, ngày hôm đó là ngày sung sướng nhất của
ông từ hai năm nay. Và đổi ngày đó lấy tấm giấy một trăm, y cũng không đổi.
*
Chương 5
Một cách dễ dàng để gây mỹ cảm lúc sơ
kiến
Có nhiều bà muốn gây mỹ cảm,
tiêu cả một gia tài để đắp vào thân những nhung cùng vóc, đeo vào mình những
vàng cùng ngọc, mà hỡi ơi, quên hẳn cái bộ mặt của mình đi, bắt nó mang những
nét chua ngoa và ích kỷ. Họ quên rằng đối với đàn ông, nét mặt nụ cười quan
trọng hơn tơ lụa khoác lên mình. (Nhân tiện, xin nhắc bạn, ví như bà nhà đòi
may một cái áo nhung, thì xin chớ trả lời bà bằng câu đó nhé!).
Charles Schwab mà trên kia
tôi đã kể chuyện, nói rằng nụ cười của ông ta đáng giá một triệu đồng. Số đó
còn dưới sự thực, vì tất cả sự thành công lạ lùng của ông đều nhờ tâm tính ông,
duyên kín của ông. Mà chính nụ cười quyến rũ của ông lại là khả năng khả ái
nhất.
Một buổi tối, tôi được tiếp
Maurice Chevalier, danh ca của thế giới. Thú thực là tôi thất vọng. Tôi không
ngờ ông ủ rũ, lầm lỳ như vậy, khác hẳn với trí tôi tưởng tượng. Nhưng, bỗng
nhiên, ông ta mỉm cười. Rõ ràng là một tia nắng xuyên qua mây mù. Không có nụ
cười đó, Maurice Chevalier có lẽ còn đóng bàn ghế ở Paris như ông thân và anh
em ông.
Mỉm cười với ai, tức như nói
với người đó: "Tôi mến ông... Được gặp ông, tôi vui vẻ lắm... tôi sung
sướng lắm...".
Lẽ cố nhiên, nụ cười đó phải
chân thật, tự đáy lòng phát ra mới quyến rũ, uỷ lại được người, còn thử nụ cười
nhích mép nở ngoài môi, như do một bộ máy phát ra, không lừa được ai hết, chỉ
làm cho người ta ghét thôi. Ông chỉ huy nhân viên một cửa hàng lớn ở Nữu Ước
nói rằng ông ưa mướn một cô bán hàng học lực sơ đẳng mà nụ cười có duyên hơn là
một cô cử nhân văn chương mà mặt lạnh như băng.
Tại sao ta thương loài chó?
Tại chúng tung tăng, vui mừng đón rước ta, làm cho ta vui lòng khi thấy chúng.
Nếu không thấy hứng thú khi
làm một việc thì không thể làm nên việc đó.
Đã từng có người bắt tay vào
việc làm với một lòng hoan hỉ vô biên và vì vậy mà thành công. Nhưng lâu dần
quen nghề, lòng hoan hỉ tiêu tan. Người đó chỉ còn làm đủ bổn phận thôi. Rồi
tới chán nản. Rồi tới thất bại.
Trong xã giao cũng vậy. Phải
hoan hỉ giao du với người thì mới mong người hứng thú giao du với mình.
Tôi đã khuyên cả ngàn thương
gia như vầy:
"Các ông luôn trong một
tuần lễ, lúc nào cũng mỉm cười, gặp ai cũng mỉm cười... rồi các ông lại đây cho
tôi biết kết quả ra sao".
Thì đây kết quả như vầy:
Ông Steinhardt viết thư cho
tôi kể:
"Tôi có vợ 18 năm rồi,
và trong thời gian đó ít khi tôi mỉm cười với nhà tôi. Từ sáng dậy tới khi đi
làm, tôi ít khi nói với nhà tôi quá 12 tiếng. Trong châu thành Nữu ước này, tôi
vào hạng người càu nhàu khó chịu nhất.
Nghe lời ông khuyên, tôi thí
nghiệm "tuần lễ mỉm cười" và ngay sáng hôm sau, khi rửa mặt, ngó
trong gương, tôi tự nhủ phải bỏ cái bộ mặt đưa ma đó đi và quyết chí mỉm cười.
Khi ngồi bàn ăn sáng, tôi
hớn hở chào nhà tôi. Nhà tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi giữ luôn như vậy trong hai
tháng nay và đã tìm thấy được nhiều hạnh phúc trong gia đình tôi, hơn cả một
năm vừa qua.
Bây giờ, gặp người coi thang
máy, người giữ cửa, người bán giấy xe, gặp ai tôi cũng chào hoặc mỉm cười. Tôi
không chỉ trích ai, chê ai hết, tôi khuyến khích và khen ngợi. Tôi không nói
chuyện tôi cho người khác nghe nữa và ráng hiểu những nỗi lòng của người khác.
Tôi biến thành một người mới, sung sướng, có lòng từ thiện và được mọi người
thương. Hỏi còn có phần thưởng nào quý hơn nữa không?".
Xin bạn nhớ rằng người viết
bức thư đó làm trọng mãi (mua bán chứng khoán) ở thị trường chứng khoán Nữu Ước
một nghề khó tới nỗi 100 người thì có 99 người thất bại.
Franklin Bettger, một biện
sư khéo léo nhất trong nghề bảo hiểm nói với tôi: "Từ lâu, tôi đã hiểu
rằng với nụ cười, đi đâu ta cũng được tiếp đón niềm nở hết. Cho nên trước khi
vô nhà một thân chủ nào, tôi dừng lại một chút, nghĩ tới tất cả những sung
sướng mà trời đã cho tôi. ý nghĩ đó tự nhiên làm nở nụ cười trên môi tôi... và
tôi gõ cửa, tươi tỉnh như đóa hoa. Một phần lớn, nhờ có thuật đó mà tôi thành
công".
Là vì, giáo sư William James
nói: "Hành động cơ hồ theo sau tư tưởng, nhưng sự thực thì cả hai đồng
thời phát động. Dùng nghị lực để điều khiển hành động tức là điều khiển những
tình cảm một cách gián tiếp...".
Vậy khi mất cái vui rồi,
muốn kiếm nó lại thì không cách nào bằng hành động như nó đã trở về với ta
rồi... Hạnh phúc của ta không do ngoại vật đem tới mà tự tâm ta phát khởi. Hai
người cùng ở một chỗ, cùng làm một nghề, gia sản ngang nhau, địa vị trong xã
hội bằng nhau mà một người sướng, một người khổ, là vì đâu? Vì tâm trạng họ
khác nhau. Trong số người làm công Trung Hoa, vất vả dưới ánh nắng thiêu người,
đổi chén mồ hôi lấy 7 xu mỗi ngày, tôi đã từng thấy nhiều nét mặt vui tươi, như
trên mặt các phú ông ở Nữu Ước.
Shakespeare (một thi hào
nước Anh) nói: "Không có chi tốt mà cũng chẳng có chi xấu; xấu tốt đều do
tưởng tượng mà ra cả".
Abraham Lincoln nghiệm rằng
phần nhiều người ta biết an phận mà được sung sướng. Ông nói có lý và tôi đã có
dịp nhận rõ sự thực đó:
Một hôm tôi gặp ở Nữu Ước 30
đứa nhỏ tàn tật, chống gậy hay nạng, lết bết leo lên những bực của một nhà ga
lớn. Có đứa phải cõng mới lên nổi. Tôi ngạc nhiên nghe chúng vui cười giòn giã.
Một người coi sóc chúng giảng cho tôi: "Khi một em đó hiểu rằng mình sẽ
tàn tật suốt đời, thì mới đầu như rụng rời, rồi bình tĩnh lại, cam lòng với
định mạng, rồi cảm thấy sung sướng hơn những đứa trẻ mạnh".
Tôi kính phục những em nhỏ
đó. Các em đã cho tôi một bài học mà tôi sẽ ghi nhớ suốt đời.
Xin các bạn đọc - và nhớ thi
hành, vì đọc suông không có kết quả - những lời khuyên chí lý sau này của giáo
sư Elbert Hubbard:
"ở nhà ra, bạn ngửng
đầu lên, đưa cằm ra; hít đầy phổi không khí và ánh sáng mặt trời; mỉm cười với
mọi người và thân ái siết tay người quen biết. Đừng mất thì giờ nghĩ tới kẻ thù
của bạn. Ráng vạch rõ trong đầu mục đích bạn muốn đạt và thẳng tiến tới lý
tưởng đó. Một khi bạn đã định kỹ những hành vi đẹp đẽ, cao cả, bạn muốn làm thì
tự nhiên ngày tháng sẽ đưa cơ hội thuận tiện tới lần lần cho bạn thực hiện được
ý bạn...".
Bạn hãy in sâu vào óc hình
dung nhân vật có tài năng, trung tin và hữu ích mà bạn muốn trở nên rồi mỗi giờ
trôi qua, sức tưởng tượng sẽ lần lần thay đổi bạn cho tới khi thành hẳn nhân
vật đó...
Mãnh lực của tư tưởng thật
tối cao. Bạn hãy nuôi lấy một tâm trạng quân tử: can đảm, trung chính và vui
vẻ. Vì tư tưởng đẹp thì hành vi rất đẹp. Đã ham muốn tất cả phải thành công và
lời cầu nguyện nào chân thành cũng được chuẩn hứa. Lý tưởng ủ ấp trong lòng sẽ
cấu tạo nên những hành vi hợp với lý tưởng. Ngửng đầu lên, bạn, vì nếu trong
mỗi cái kén có một con bướm chưa nở, thì trong tâm mỗi ta có một điểm phật, chỉ
đợi dịp phát huy.
Người Trung Hoa thiệt khôn.
Câu phương ngôn này của họ phải được dán trong nón chúng ta đội: "Người
nào không biết mỉm cười, đừng nên mở tiệm". Và khi bàn tới điều kiện mở
tiệm, ông Fletcher đã phát ra những tư tưởng này:
Giá trị của nụ cười:
1- Một nụ cười chẳng mất
vốn, mà lợi thật nhiều.
2- Một nụ cười không làm
nghèo người phát nó nhưng làm giàu người nhận nó.
3- Một nụ cười chỉ nở trong
khoảnh khắc, nhưng có khi làm cho ta nhớ tới suốt đời.
4- Kẻ phú quí tới bực nào mà
không có nó thì cũng vẫn còn nghèo; còn kẻ nghèo hèn tới đâu, mà sẵn có nó thì vẫn
còn cái vốn vô tận.
5- Nụ cười gây hạnh phúc
trong gia đình, nó là nguồn gốc những hảo ý trong thương nghiệp và là dấu hiệu
của tình bè bạn.
6- Nó bồi dưỡng kẻ mệt nhọc,
nó là hình ảnh bình minh cho kẻ ngã lòng, là nắng xuân cho kẻ buồn rầu, và là
thuốc mầu nhiệm nhất của tạo hóa để chữa lo âu.
7- Nụ cười không thể mua
được, không thể xin như khất thực được, không mượn được mà cũng không thể ăn
cắp được. Vì ta khư khư giữ nó thì nó chẳng có giá trị gì, nhưng nếu ta dùng nó
một cách hào phóng thì giá trị nó vô cùng.
8- Cho nên khi bạn gặp một
người mệt nhọc, không còn sức tươi cười với bạn được, thì bạn hãy mỉm cười với
người đó đi. Vì người nào không còn lấy một nụ cười để tặng kẻ khác, người đó
cần nhận một nụ cười hơn ai hết...
Vậy nếu bạn muốn được thương
mến, xin nhớ quy tắc thứ hai này:
"Giữ nụ cười trên
môi"
*
Chương 6
Không theo quy tắc sau này tức là tự
rước lấy thất bại
Năm 1898, Joe Farley chết
một cách bất ngờ, để lại vợ góa và ba con côi với vài trăm đồng bạc vốn.
Đứa lớn nhất tên Jim, mười
tuổi, phải giúp việc trong một lò gạch: đẩy xe cát, đổ cát vào khuôn, phơi
gạch. Không có thì giờ học, nhưng có một thiên tài trời cho riêng dân ái Nhĩ
Lan là bẩm sinh đã biết nghệ thuật làm cho người khác thương mình. Lớn lên, ông
làm chính trị, tập nhớ tên họ và vẻ mặt của người khác, mà lần lần trí nhớ đó
trở nên kỳ diệu.
Không hề tòng học một trường
đại học nào hết, mà chưa đầy bốn mươi sáu tuổi, có tới bốn trường đại học cấp
bằng danh dự cho ông, lại làm Hội trưởng ủy ban dân chủ quốc gia, và Tổng giám
đốc sở Bưu điện.
Một lần được ông tiếp, tôi
hỏi ông bí quyết của sự thành công đó. Ông đáp: "Nai lưng ra mà làm
việc". Tôi cãi: "Đừng nói chơi mà!".
Ông hỏi lại tôi: "Vậy
theo ông, bí quyết đó ở đâu?" Tôi đáp: "Người ta nói rằng ông có thể
gọi tên được mười ngàn người".
Ông cãi:
- Xin lỗi ông, ông lầm. Tôi
có thể gọi tên năm chục ngàn người.
Nhờ trí nhớ kinh dị đó mà
Jim Farley đi cổ động đắc lực cho ông Franklin D.Roosevelt được quốc dân bầu
làm tổng thống.
Phương pháp ông giản dị lắm.
Mỗi lần ông mới làm quen với ai, ông hỏi tên họ người đó và cách viết ra sao.
Ông tìm cách biết rõ về gia đình, nghề nghiệp, màu sắc chính trị người đó, ghi
nhớ lấy rồi, lần sau gặp lại, - dù là cách một năm đi nữa - ông cũng có thể vỗ
vai người đó mà hỏi thăm về vợ, con, cả đến những cây trồng trong vườn người đó
nữa!
Vậy thì tới đâu ông cũng có
bạn thân, có gì là lạ?
Mấy tháng trước cuộc bầu cư
Tổng thống Roosevelt, Jim Farley viết mỗi ngày cả trăm bức thư cho dân miền Bắc
và miền Tây. Rồi ông đi trong mười chín ngày, khắp hai chục xứ, trên ba chục
ngàn cây số. Đi xe lửa, xe ngựa, xe hơi, tàu thủy. Tới mỗi tỉnh, ông đãi các cử
tri một bữa cơm trưa hay cơm tối, đem hết tâm can mà bày tỏ thiệt hơn với họ,
đoạn chạy biến qua tỉnh khác.
Trở về nhà, ông viết ngay
thư cho một người ông quen nhất trong đám cử tri ông mới đãi tiệc và xin cho
biết tên những người đã có mặt hôm ông đãi tiệc cổ động.
Thành thử ông có một cuốn sổ
ghi hàng ngàn tên những người ấy. Rồi mỗi cử tri đó đều ngạc nhiên nhận được
của ông một bức thư đề: "Bạn Bill thân mến". "Bạn Joe thân
mến..." và ký tên: "Jim".
Jim Farley hiểu rằng hạng
trung nhân đều thấy tên mình êm ái hơn hết thảy những tên khác. Nhớ được tên
đó, đọc nó được một cách dễ dàng, tức là khen người đó một cách kín đáo và khôn
khéo. Còn nếu quên hoặc viết sai tên đó tức là làm cho người ta khó chịu. Riêng
tôi, tôi cho rằng người ta vô lễ với tôi, nếu trên bao thư gởi cho tôi người ta
đã biên sai tên tôi.
Những kỹ thuật gia giúp việc
ông Andrew Carnegie biết rõ giả kim thuật hơn ông nhiều. Vậy tại sao ông vua
thép đó thành công? Là vì ông biết dẫn đạo người. Ngay từ hồi ít tuổi, ông đã
có tài tổ chức, thấu tâm lý và chỉ huy. Mới mười tuổi ông thấy rằng ai cũng cho
tên họ của mình là vô cùng quan trọng. Một hôm, ông bắt được một con thỏ cái
mới sanh được một bầy thỏ con. Mà không có chi nuôi chúng hết. Ông bèn dụ tụi
bạn trẻ như vầy: "Nếu chúng bây chịu kiếm lá cây nuôi bầy thỏ thì ta sẽ
lấy tên mỗi đứa đặt tên cho một con thỏ". Kết quả thần diệu. Và ông không
bao giờ quên chuyện đó hết.
Nhiều năm sau, ông lại dùng
thuật đó. Ông lấy tên của hội trưởng một công ty xe lửa để đặt tên cho một
xưởng lớn của ông và nhờ vậy mà công ty xe lửa đó thành khách hàng mua đường
rầy của ông!
Khi George Pullman và
Carnegie tranh nhau độc quyền chế tạo những toa xe lửa có giường ngủ cho một
công ty hỏa xa nọ, hai bên chỉ trích lẫn nhau, đua nhau hạ giá, thành thử đều
không lời. Nhưng Carnegie nhớ ngay bài học con thỏ. Một hôm gặp Pullman, ông
chào: "Chào ông Pullman, ông có tin rằng hai đứa mình đều điên hết không?".
Ông kia hỏi lại: - Ông muốn
nói chi?
Carnegie bèn đề xướng với
Pullman hợp hai công ty lại làm một, dùng những lời quyến rũ vạch rõ những lợi
chung của sự kết liên đó. Pullman chú ý nghe, nhưng chưa tin hẳn. Sau cùng, ông
hỏi: "Công ty mới đó sẽ đặt tên chi?". Carnegie tức khắc trả lời:
"Thì đặt là Công ty Pullman tất nhiên rồi".
Hiệu quả tức thì. Nét mặt
ông Pullman tươi hẳn lên, rồi ông mời: "Ông vô phòng tôi. Chúng ta sẽ bàn
thêm...".
Cuộc thương lượng đó đưa tới
một khế ước, nó thay đổi cục diện kỹ nghệ thiết lộ ở Mỹ.
Cái tài nhớ được và kính
trọng tên bạn, và tên những người cộng sự của ông, là một trong những bí quyết
đã làm cho ông nổi danh; ông tự phụ rằng nhớ được tên họ một số đông thợ của
ông, và khoe rằng ông còn đích thân chỉ huy xí nghiệp của ông ngày nào, thì
không có những vụ làm reo khuấy rối sự yên ổn và cần mẫn trong các xưởng ông
ngày đó.
Còn ông Paderewsky, một nhạc
sĩ dương cầm nổi danh, rất được lòng người bếp da đen hầu ông trong toa xe lửa
riêng của ông. Mỗi lần ông đi biểu diễn tài nghệ về, người bếp đó luôn luôn
đích thân dâng ông một món ăn đêm mà ý nấu riêng để ông dùng. Tại sao y quý ông
như vậy? Tại ông theo lễ phép châu Âu, với một giọng trịnh trọng gọi người đó
bằng: "Ông Copper", chớ không kêu xách mé theo kiểu Mỹ. Và "ông
Copper" thích được gọi như vậy lắm.
Loài người cho tên mình là
vinh dự lắm - Cho nên tìm đủ cách truyền nó lại đời sau.
Như ông Barnum là người keo
bẩn có tiếng, chỉ vì không con nối dõi, mà dám bỏ ra hai muôn rưỡi mỹ kim cho
thằng cháu ngoại để y chịu theo họ ông.
Hai trăm năm trước, những
người giàu có thường biếu tiền cho các văn sĩ để được thấy tên mình trên chỗ đề
tặng của tác giả.
Những thư viện, viện bảo
tàng sở dĩ sưu tập được nhiều sách, đồ quý là nhờ những phú gia biếu đồ hoặc
quyên tiền và lưu danh lại sau này. Nhà thờ, đền chùa cũng vậy: những người bỏ
những số tiền lớn ra đục tượng, tô chuông là những ai?
Sở dĩ chúng ta quên tên
người, phần nhiều là vì chúng ta không chịu mất công, mất thì giờ chép lại, lặp
lại cho nó in vào trong đầu óc chúng ta. Chúng ta tự bào chữa rằng như vậy lâu
quá, mà công việc ta bề bộn quá.
Nhưng chắc không có ai bận
việc bằng Tổng thống Franklin D.Roosevelt. Vậy mà ông có cách nhớ được cả tên,
những người thợ máy ông đã gặp.
Hãng Chrysler đóng một chiếc
xe hơi riêng cho Tổng thống F.D.Roosevelt, rồi cho kỹ sư W.F.Chamberlain với
một người thợ máy lại Bạch Cung giao xe cho Tổng thống.
Ông Chamberlain tới, được
Tổng thống tiếp đãi niềm nở vui vẻ lắm, gọi tên và chào hỏi, tỏ rằng được ông
Chamberlain tới chỉ những bộ phận xe cho ông, ông hoan hỉ vô cùng. Ông ngắm
nghía từng bộ phận nhỏ một, từ nệm ngồi cho tới cái khóa cửa, tới thùng xe,
nhất là những chi tiết nào do ông Chamberlain sáng tạo cho tiện lợi, thì ông cứ
muốn ghi nhớ lấy và chỉ cho bà Tổng thống, cho nữ Bộ trưởng lao động Perkins và
cô thư ký riêng của ông. Rồi ông khen không ngớt miệng: "Thiệt tuyệt; chỉ
cần ấn cái nút là xe chạy, chẳng khó nhọc chút chi hết. Đẹp quá... tôi muốn có
thì giờ tháo bộ máy ra xem xét nó chạy ra sao".
Khi ông Chamberlain chỉ cho
ông xong rồi, Tổng thống quay lại nói: "Ông Chamberlain, Hội đồng Ngân
hàng liên bang đang đợi tôi từ nửa giờ rồi; xin kiếu ông, tôi phải đi mới
được...".
Lúc ông Chamberlain tới, có
giới thiệu cho Tổng thống người thợ máy đi theo ông. Anh này nhút nhát, đứng xa
xa, không nói nửa lời, mà tên của anh trước sau chỉ nhắc tới có một lần, vậy mà
trước khi từ giã, Tổng thống đưa mắt kiếm anh ta, bắt tay anh ta, gọi tên anh
ta và cám ơn đã mất công tới. Những lời đó không phải thốt ra như cái máy đâu,
mà trái lại, có một giọng yêu mến thật thà.
ít ngày sau, ông Chamberlain
nhận được tấm hình với chữ ký của Tổng thống gởi biếu và mấy lời cám ơn một lần
nữa. Thiệt không sao hiểu được ông kiếm đâu đủ thì giờ để làm công việc gây cảm
tình đó.
Franklin D.Roosevelt biết
rằng một trong những cách chắc chắn dễ dàng và công hiệu nhất để làm cho một
người vui lòng và nhớ tên họ người ấy và tỏ cho họ thấy rằng họ quan trọng.
Tổng thống Roosevelt còn làm như vậy, còn phần đông chúng ta, ra sao? Chúng ta
khi được giới thiệu với một người lạ nói chuyện với họ một lát, rồi khi từ biệt
không nhớ tên người ta để mà chào nữa.
Một nhà chính trị trước nhất
phải nhớ tên những cử tri. Như vậy mới có danh và có quyền được. Nếu không thì
bị thiên hạ bỏ quên. Trong thương mãi và xã giao, sự nhớ tên người cũng quan hệ
không kém gì trong chính trị.
Hoàng đế Nã Phá Luân đệ tam
khoe rằng dù việc nước bề bộn mà ông vẫn có thể nhớ tên mỗi người ông đã gặp.
Phương pháp ông giản dị lắm. Khi ông nghe không rõ một tên nào, ông nói:
"Xin lỗi, tôi chưa nghe rõ". Nếu tên hơi lạ, ông bảo người ta đánh
vần cho ông nhớ. Rồi trong khi nói chuyện với người đó, ông tìm cách nói tên
người đó vài ba lần và ráng ghi trong trí nhớ hình dáng, vẻ mặt người đó để khi
thấy người thì liên tưởng ngay tới tên được.
Nếu là một nhân vật rất quan
trọng, ông viết ngay tên nhân vật đó trên một miếng giấy, ngó kỹ nó, tập trung
tư tưởng vào nó, cho nó khắc sâu trong óc. Như vậy, ông vừa dùng tai và mắt để
nhớ. Tất cả những cái đó mất thì giờ lắm. Nhưng, Emerson nói, "lễ phép tức
là phải chịu nhiều hy sinh nhỏ".
Vậy, muốn gây thiện cảm, xin
bạn để ý tới quy tắc thứ ba này:
"Phải nhớ rằng tên một
người đối với người đó là một âm thanh quan trọng và êm tai hơn hết thảy những
âm thanh khác".
*
Chương
7
Làm
sao để gây thiện cảm
Những ai đã gặp Tổng thống
Théodore Roosevelt đều ngạc nhiên về sự biết nhiều, hiểu rộng của ông. Bất kỳ
một người chăn bò hay là một kỵ binh, một nhà chính trị hay một nhà ngoại giao
lại thăm ông, ông đều biết cách nói hỏi chuyện người đó. Bí quyết của ông ư?
Giản dị lắm. Khi Roosevelt phải tiếp một người khách, thì cả buổi tối hôm trước
ông nghiên cứu vấn đề mà ông biết khách ưa nói tới hơn hết.
Cũng như hết thảy những
người dẫn đạo quần chúng, ông biết rằng cách thần diệu nhất để chiếm lòng người
là bàn tới vấn đề mà người đó thường ấp ủ trong lòng.
Một thiên tài, William Lyon
Phelps, trước làm giáo sư văn chương ở Đại học đường Yale, đã hiểu chân lý đó
từ hồi còn nhỏ. Trong một bài tiểu luận về "Nhân tánh" ông kể:
"Khi 8 tuổi, tôi về
nghỉ hè ở nhà cô tôi. Một buổi tối, một ông khách lại chơi. Sau khi chào hỏi cô
tôi, ông hết sức chú ý tới tôi. Hồi đó tôi mê chơi tàu lắm và ông nói về tàu
một cách làm cho tôi thích đặc biệt. Khi ông về rồi, tôi nhiệt liệt khen ông.
Đáng phục là dường nào! Ông ấy yêu tàu làm sao? Và biết rõ nó làm sao? Nhưng cô
tôi bảo rằng ông ấy làm luật sư ở Nữu Ước và chẳng bao giờ để ý tới tàu hết.
Tôi la lên: "Thế thì tại sao ông chỉ nói chuyện đến tàu cho cháu
nghe?".
Cô tôi trả lời: "Tại
ông là một người có giáo dục, ông thấy cháu mê chơi tàu thì ông nói về tàu. Ông
ráng sức gây thiện cảm với cháu".
Và William Lyon Phelps nói
thêm: "Không bao giờ tôi quên lời nhận xét đó của cô tôi".
Hiện tôi còn giữ một bức thư
của ông Edward L.Chalif, một người hoạt động nhiều cho các hội hướng đạo sinh.
Ông viết: "Một hôm hay
tin có một đoàn hướng đạo sắp đi qua châu Âu họp đại hội các hướng đạo sinh
toàn cầu, tôi muốn cho một hướng đạo sinh của tôi dự cuộc đó. Tôi bèn lại thăm
ông Hội trưởng một Xí nghiệp vào hàng lớn nhất ở Mỹ, xin ông cấp cho nó phí tổn
du lịch.
Trước khi tới thăm ông, tôi
tình cờ được hay rằng ông mới ký một tấm chi phiếu một triệu mỹ kim, rồi sau
khi hủy bỏ đi, vì không cần xài tới, ông đem đóng khung lại, giữ làm kỷ niệm
một vật hiếm có. Gặp mặt ông, tôi liền xin ông cho coi vật quý đó. Một chi
phiếu một triệu mỹ kim! Tôi nói với ông rằng tôi chưa từng biết người nào ký
một chi phiếu khổng lồ như vậy và tôi muốn kể lại cho những hướng đạo sinh của
tôi rằng chính mắt tôi đã thấy một chi phiếu một triệu đồng! Ông vui vẻ đưa tôi
coi. Tôi ngắm nghía, thán thưởng và xin ông kể cho nghe vì những đại sự mà ông
đã phát nó ra".
Các bạn nhận thấy rằng ông
Chalif khi bắt đầu câu chuyện không hề nói tới thướng đạo sinh, tới cuộc du
lịch hoặc tới mục đích của ông. Ông chỉ nói tới vấn đề mà ông kia ưa nhất. Và
sự khéo léo của ông được thưởng như sau này:
Một lúc sau, ông hội trưởng
hỏi tôi: "à! Ông lại thăm tôi có chuyện chi?". Tôi bày tỏ lời yêu cầu
tôi. Và ngạc nhiên làm sao, ông ưng liền, lại còn cho tôi nhiều hơn số tôi muốn
nữa. Tôi chỉ xin phí tổn cho một hướng đạo sinh, mà ông chịu phí tổn cho tới
năm người và cả cho tôi nữa, ông lại còn cho tôi một tờ tín dụng trạng để tới
châu Âu, lãnh một ngàn mỹ kim. Ông lại khuyên tôi nên ở châu Âu bảy tuần lễ.
Ông còn đưa cho nhiều bức thư giới thiệu tôi với các ông đại lý của ông. Khi
chúng tôi tới Paris, lúc ấy ông có mặt tại đó, ông tiếp đón chúng tôi và tự lái
xe đưa chúng tôi đi coi châu thành nữa.
"Từ hồi đó, ông đã kiếm
việc cho nhiều hướng đạo sinh của chúng tôi mà cha mẹ nghèo. Và cho tới nay,
ông vẫn còn sốt sắng giúp đỡ đoàn của chúng tôi.
Tôi biết chắc rằng nếu trước
kia tôi không kiếm được cái sở thích của ông và làm cho ông vui lòng ngay từ
lúc đầu, thì ông không cho tôi được một phần mười những cái ông đã cho
tôi".
Phương pháp đó có nên thi
hành trong những giao thiệp về thương mãi không? Thì đây, ta hãy xét tới trường
hợp của ông Henry G. Duvernoy, một trong những nhà làm bánh mì lớn nhất ở Nữu
Ước.
Đã bốn năm rồi, ông ta kiếm
cách bán bánh cho một khách sạn nọ ở Nữu Ước. Mỗi tuần lại thăm ông chủ khách
sạn một lần; mỗi khi ông này dự cuộc công ích nào thì ông Duvernoy cũng có mặt
tại đó, tới đỗi ông còn mướn phòng ở ngay trong khách sạn đó để
"thuyết" ông kia. Công dã tràng.
Sau khi theo học lớp giảng
của chúng tôi, ông Duvernoy thay đổi chiến lược. Ông kiếm cách dò biết thị hiếu
của ông giám đốc khách sạn.
Tôi hay rằng - lời ông
Duvernoy nói - ông ấy nhờ hăng hái hoạt động cho một liên đoàn các chủ nhân
khách sạn mà mục đích là phô trương "sự tiếp đãi niềm nở của châu
Mỹ", nên được làm hội trưởng hội đó. Liên đoàn đó sau được các chủ nhân
khách sạn vạn quốc gia nhập và trở nên một hội quốc tế mà chính ông được làm
hội trưởng. Hội nghị của những hội đó họp ở đâu thì dẫu phải lội suối trèo đèo,
vượt đại dương, qua sa mạc, ông cũng tới dự.
Cho nên lần sau gặp ông, tôi
nói ngay tới liên đoàn của ông.
Và, các bạn ơi! Nồng nàn làm
sao! Ông hùng hồn diễn thuyết trong nửa giờ đồng hồ về tổ chức đó. Và tôi thấy
rõ ràng những hội đó là cái "nghiện" của ông, là lẽ sống của đời ông.
Trước khi từ giã ông, thì ông đã bán cho tôi một tấm thẻ hội viên.
Tôi không hề nói tới bánh
của tôi. Nhưng vài hôm sau, người quản lý khách sạn kêu điện thoại bảo tôi mang
mẫu bánh lại để tính giá cả.
Người đó bảo tôi:
"Không biết ông đã làm gì mà chủ tôi thích ông tới nỗi ngồi đâu cũng chỉ
nói tới ông thôi".
Các bạn thử tưởng tượng:
Theo đuổi ông ấy bốn năm trời mà chẳng kết quả chi hết. Nếu tôi không biết cách
kiếm những thị hiếu và những cái ông ấy mê nhất thì bây giờ chắc vẫn còn phải
năn nỉ ông ấy mua giúp cho nữa".
Vậy muốn gây thiện cảm với
ai, xin bạn:
"... Nói với người ấy
về cái sở thích, hoài bão của họ".
Đó là quy tắc thứ năm.
*
Chương 8
Làm sao cho người ta ưa mình liền
Hôm nọ tôi lại sở Bưu điện.
Khi đợi tới lượt tôi để gởi thư bảo đảm, tôi để ý tới bộ mặt chán chường của
thầy thư ký. Một cuộc đời ngày ngày cân thư, bán cò, biên chép như vậy tất
nhiên không thú gì hết. Tôi tự nhủ: "Ráng làm vui cho anh chàng này một
chút, làm cho y nở một nụ cười... Muốn vậy, phải khen y cái gì mới được. Thử
kiếm xem y có cái gì thực đáng khen không?". Không phải dễ, vì mình không
quen người ta. Nhưng trường hợp hôm đó rất dễ vì thầy thư ký ấy có bộ tóc rất
đẹp.
Vậy, trong khi thầy ấy cân
thư của tôi, tôi nói: "Tôi ước ao có được bộ tóc như thầy!".
Thầy ấy ngửng đầu lên hơi
ngạc nhiên, nét mặt tươi cười và nhũn nhặn trả lời: "Bây giờ nó đã kém
trước rồi". Tôi nói rằng trước ra sao không biết, chứ bây giờ tóc thầy còn
đẹp lắm. Thầy rất hoan hỉ. Chúng tôi nói chuyện vui vẻ một lúc. Khi tôi ra về,
thầy ấy nói thêm: "Thưa ông, quả đã có nhiều người khen tóc tôi".
Tôi dám cuộc với bạn rằng
bữa đó thầy về nhà, vui như sao, kể lại chuyện cho vợ nghe và buổi tối, khi rửa
mặt, ngắm bộ tóc trong gương, tự nhủ, "Kể ra tóc mình đẹp thiệt".
Khi tôi kể lại chuyện đó,
một người học trò tôi hỏi: "Nhưng ông muốn cầu người đó điều chi?".
Tôi muốn cầu người đó điều
chi ư? Trời cao đất dày! Nếu chúng ta ích kỷ một cách ti tiện đến nỗi không
phân phát được một chút hạnh phúc cho người chung quanh, đến nỗi hễ khen ai là
cũng để hy vọng rút của người ta cái lợi gì, nếu tim ta không lớn hơn trái ổi
rừng, thì chúng ta có thất bại cũng là đáng kiếp.
Nhưng quả tôi có cầu anh
chàng đó cho tôi một vật, một vật vô cùng quý báu: là sự hài lòng cao thượng vì
đã có một hành vi hoàn toàn không vị lợi, một hành vi nhân từ mà ta sẽ vui vẻ
nhớ tới hoài.
Có một định luật quan trọng
nhất mà chúng ta phải theo khi giao thiệp. Theo nó thì việc gì cũng hóa dễ, trở
ngại gì cũng thắng được, ta sẽ có vô số người thương, sẽ thành công và vui
sướng.
Nếu làm trái luật đó tức thì
những nỗi khó khăn sẽ hiện ra. Luật đó là: "Luôn luôn phải làm cho người
cảm thấy sự quan trọng của họ". Như trên kia tôi đã nói, giáo sư John
Dewey cho rằng thị dục huyễn ngã là thị dục mạnh nhất của loài người. Chính thị
dục đó làm cho người khác loài vật.
Trong mấy chục thế kỷ, các
triết nhân tìm kiếm những định luật chi phối những sự giao thiệp giữa người với
người và tất cả những sự tìm tòi đó đều đưa đến mỗi một quy tắc không mới mẻ
gì, một quy tắc đã có từ hồi nhân loại mới có sử. Ba ngàn năm trước. Zoroastre
đã dạy quy tắc đó cho dân Ba Tư thờ thần lửa. Hai mươi bốn thế kỷ trước, Khổng
Tử đã giảng tới nó. Lão Tử cũng đã đem ra dạy học trò.
Năm thế kỷ trước Thiên Chúa
giáng sinh, Đức Thích Ca đã tuyên bố nó trên bờ sông Hằng, mà quy tắc đó đã
được phép trong sách đạo Bà La Môn, một ngàn năm trước khi Đức Thích Ca ra đời.
Sau này, Đức Giê Su đem nó
ra giảng trên những đồi đá ở xứ Judée. Tư tưởng đó tóm tắt trong một câu này,
có lẽ là định luật quan trọng nhất trong thế giới:
"Con muốn được người ta
cư xử với con ra sao thì con cư xử với người ta như vậy".
Bạn muốn những người bạn gặp
gỡ đồng ý với bạn. Bạn muốn người ta thừa nhận tài năng của bạn. Tự thấy mình
quan trọng trong khu vực của bạn, bạn thấy thích. Bạn ghét những lời tán dương
giả dối thô lỗ, nhưng bạn cũng thèm khát những lời khen thật. Bạn muốn bạn thâm
giao với bạn đồng nghiệp cực lực tán thành và không tiếc lời ca tụng bạn. Hết
thảy chúng ta ai cũng muốn như vậy.
Vậy chúng ta hãy tuân lời
Thánh kinh: "Muốn nhận của người ta cái gì thì cho người ta cái đó".
Ta cần phải xử sự như vậy
khi nào? Bằng cách nào?... ở đâu?... Xin đáp: Bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu.
Một hôm, tới một sở thông
tin, tôi hỏi một thầy ký chuyên môn tiếp khách, chỉ cho tôi phòng làm việc của
bạn tôi, ông Henri Souvaine. Bận một chế phục sạch sẽ, thầy ta có vẻ tự đắc giữ
việc chỉ dẫn đó lắm. Thầy trả lời tôi rõ ràng từng tiếng một: "Henri
Souvaine (ngừng một chút) lầu 18 (ngừng một chút) phòng 1816".
Tôi sắp chạy lại thang máy.
Nhưng tôi ngừng lại và quay lại nói: "Tôi khen thầy. Thầy đã chỉ đường cho
tôi một cách rõ ràng, thông minh lắm. Thầy có giọng nói của một tài tử. Cái đó
hiếm lắm".
Tươi như bông hoa, thầy
giảng cho tôi nghe tại sao mỗi lần thầy ngừng lại và nói rõ ràng từng tiếng.
Những lời tôi khen làm cho
thầy cao lên được vài phân. Và trong khi bay lên lầu thứ 18, tôi cảm thấy rằng
chiều hôm đó tôi đã làm tăng được đôi chút cái tổng lượng hạnh phúc của nhân
loại.
Đừng bảo phải là một quốc
vương trên ngai vàng hay là một đại sứ của Mỹ ở Pháp mới cần thi hành triết lý
đó. Bạn có thể dùng thuật đó mỗi ngày.
Chẳng hạn, bạn đòi món khoai
chiên mà chị hầu bàn đưa lên món khoai nghiền, bạn chỉ cần nói ngọt ngào:
"Tôi ân hận vì làm phiền chị, nhưng tôi thích món khoai chiên hơn",
thì chị đó vui vẻ trả lời ngay: "Không sao, thưa ông, để tôi đổi hầu
ông", vì chị ấy cảm động khi thấy được bạn kính trọng.
Những câu ngăn ngắn như:
"Xin lỗi đã làm phiền ông... xin ông có lòng tốt... ông làm ơn..." và
sau cùng không quên hai chữ "cám ơn" là một thứ dầu làm trơn tru bộ
máy sinh hoạt hằng ngày của ta mà lại là dấu hiệu của một sự giáo dục tốt nữa.
Xin bạn nghe chuyện nhà viết
tiểu thuyết Hall Caine. Ông thân ông làm thợ rèn và hồi nhỏ ông học ít lắm. Vậy
mà khi qua đời, ông là một nhà văn giàu nhất thế giới.
Chuyện đời ông như vầy: Ông
thích thơ của Dante Gabriel Rossetti lắm. Ông diễn thuyết ca tụng tác phẩm của
thi nhân đó, rồi chép bài diễn văn gởi biếu thi nhân. Ông này thích lắm và chắc
tự nghĩ: "Người này trẻ tuổi mà biết trọng tài ta như vậy, tất phải là
người thông minh". Rồi Rossetti mời người con một anh thợ rèn đó lại làm
thư ký cho ông. Nhờ địa vị mới đó, Caine gặp được những đàn anh trong văn đàn,
được họ khuyên bảo khuyến khích, bắt đầu viết văn và sau nổi danh tới nỗi lâu
đài ông ở tại cù lao Man đã trở nên hơi chiêm bái của các nhà du lịch, và ông
đã để lại một gia tài là hai triệu năm trăm ngàn đồng. Nếu ông không viết bài
khen ông Rossetti thì biết đâu ông đã chẳng chết trong nghèo nàn và không một
ai biết tới.
Đó, cái mãnh lực phi thường
của lời khen là như vậy, khi nó tự đáy lòng phát ra.
Thi nhân Rossetti tự cho là
một nhân vật quan trọng. Cái đó có chi lạ? Ai trong chúng ta mà không tự cho là
quan trọng, tối quan trọng?
Dân tộc cũng không khác chi
cá nhân hết.
Bạn tự thấy mình hơn người
Nhật ư? Sự thật thì người Nhật tự cho họ hơn bạn vô cùng. Một người Nhật trong
phái cổ chẳng hạn, tức giận lắm khi thấy một người đàn bà Nhật khiêu vũ với một
người da trắng.
Bạn có tự cho rằng mình hơn
người ấn Độ không? Đó là quyền của bạn. Nhưng có tới một triệu người ấn Độ,
khinh bạn tới nỗi không chịu mó tới thức ăn mà bóng nhơ nhớp của bạn đã phớt
qua; vì sợ lây cái nhơ nhớp qua họ.
Bạn tự cho là hơn những thổ
dân ở miền Bắc Cực nhiều lắm ư? Bạn được hoàn toàn tự do nghĩ như vậy. Nhưng sự
thiệt, thổ dân đó khinh bạn vô cùng. Bạn muốn biết lòng khinh đó tới bực nào?
Thì đây: Trong bọn họ, có kẻ khốn nạn nào đần độn đến nỗi không làm nổi một
việc chi hết thì họ gọi là "Đồ da trắng". Đó là lời chửi thậm tệ nhất
của họ.
Dân tộc nào cũng tự cho mình
hơn những dân tộc khác. Do đó mà có lòng ái quốc - và có chiến tranh!
Chúng ta can đảm nhận kỹ
chân lý này: Mỗi người mà chúng ta gặp đều tự coi có một chỗ nào hơn ta.
Nếu bạn muốn được lòng người
đó, hãy khéo léo tỏ cho họ thấy rằng ta thành thật nhận sự quan trọng của họ
trong địa vị của họ.
Xin bạn nhớ lời này của
Emerson: "Mỗi người đều có chỗ hơn tôi; cho nên ở gần họ, tôi học họ
được".
Điều đau lòng là nhiều khi
những kẻ không có chút chi đáng tự kiêu hết lại khoe khoang rầm rộ để che lấp
những thiếu sót của họ, khoe khoang tới nỗi làm chướng tai gai mắt người khác.
Như Shakespeare đã nói:
"Người đời! Ôi! Người đời kiêu căng! Khoác được chút uy quyền, người đó
liền diễn trước Hóa công những hài kịch lố lăng tới nỗi các vị thiên thần thấy
phải sa lệ".
Và bây giờ, tôi xin kể ba
thí dụ mà sự áp dụng những phương pháp trên kia đã mang lại những kết quả rất
khả quan.
Thí dụ thứ nhất: Một ông đại
tung mà ta gọi là R... vì ông ta muốn giấu tên. ít lâu sau khi bắt đầu theo lớp
giảng của tôi, ông với vợ đi xe hơi về quê bà để thăm họ hàng. Bà ta mắc đi thăm
những nơi khác, cho nên một mình ông hầu chuyện một bà cô bên nhà vợ. Ông quyết
thực hành ngay những lý thuyết đã học được và kiếm chung quanh ông xem có cái
gì có thể chân thành khen được không.
Ông hỏi bà cô:
- Thưa cô, nhà cô cất năm
1890?
- Phải, chính năm đó.
Ông R. tiếp:
- Coi nhà này tôi nhớ lại
nơi tôi sinh trưởng. Nhà đẹp quá!.. rộng... kiểu rất khéo... Bây giờ người ta
không biết xây nhà đẹp như vậy nữa.
Bà già nói:
- Cháu nói có lý. Thanh niên
bây giờ không biết thế nào là một ngôi nhà đẹp. Họ chỉ muốn có một căn phố nhỏ,
một máy lạnh, rồi dong xe hơi, đi chơi phiếm.
Bằng một giọng cảm động, bà
ôn lại những kỷ niệm êm đềm hồi xưa:
"Nhà này là kết tinh
của biết bao nhiêu năm mơ tưởng. Vợ chồng tôi đã âu yếm mà xây dựng nó, sau khi
ấp ủ nó trong lòng gần nửa đời người. Chính chúng tôi là kiến trúc sư
đó...".
Rồi bà dắt ông R, đi thăm
các phòng, chỉ cho coi từng bảo vật bà đã góp nhặt được trong những cuộc du
lịch và đã nâng niu suốt một đời. Khăn bằng hàng Cachemire đồ xứ cổ, giường ghế
đóng ở Pháp, bức tranh của họa sĩ ý Đại Lợi và những tấm màn bằng tơ, di tích
của một lâu đài bên Pháp... Nhất nhất ông R. đều thán thưởng.
Sau khi coi hết các phòng
rồi, bà đưa tôi đi coi nhà để xe. Tại đó, có kê một cái xe hơi hiệu Packard,
gần như mới nguyên.
Với một giọng êm đềm bà nói:
"Dượng cháu mua chiếc xe này được ít lâu thì mất, từ hồi đó cô chưa đi nó
lần nào hết...
Cháu sành và có óc thẩm
mỹ... Cô muốn cho cháu chiếc xe này".
Tôi ngạc nhiên và đáp:
- Thưa cô, cô thương cháu
quá. Cô rộng rãi quá, cháu cảm động lắm, nhưng thiệt tình cháu không thể nào
nhận được. Cháu là cháu rể xa. Vả lại cô còn nhiều cháu ruột, cô để cho các anh
ấy, các anh ấy sẽ mừng lắm.
Bà la lên: "Cháu ruột!
Phải, cái thứ cháu nó chỉ mong già này chết để chiếm xe hơi của già? Không khi
nào già để xe Packard này về tay chúng nó đâu!".
- Vậy thì có thể đem bán cho
một hãng xe được.
Bà lớn tiếng: "Bán ư?
Cháu tưởng cô bán xe này sao? Chịu thấy những người lạ ngự trong chiếc xe này
sao? Một chiếc xe dượng cháu mua cho cô, mà đem bán nó? Không khi nào! Cô cho
cháu đấy, vì cháu biết yêu những đồ đẹp".
Từ chối thì sợ phật ý bà cô,
cho nên ông R. phải nhận.
Bà già đó sống một mình
trong một dinh cơ rộng như vậy, giữa đống khăn quàng, đồ cổ và kỷ niệm, nên
khát khao chút tình âu yếm. Hồi xưa bà trẻ, đẹp, được nhiều người tâng bốc. Bà
cất ngôi nhà ấy, yêu mến nó, trang hoàng nó bằng tất cả những bảo vật thu thập
được ở châu Âu. Và bây giờ trong cảnh về già buồn tẻ cô độc, bà khát khao chút
lòng thương, chút ấm áp trong lòng và ít lời thán phục mà không có kẻ nào biết
làm vừa lòng bà hết. Khi gặp được những cái ao ước từ lâu đó, khác nào đi giữa
bãi sa mạc mà gặp được dòng suối, bà tất nhiên cảm tấm lòng người cháu rể lắm
và cho ngay một chiếc xe hơi lộng lẫy.
Một người học trò khác của
tôi, lại vẽ vườn cho một ông trưởng tòa có danh, thấy bầy chó của ông này đẹp,
khen: "Thưa ông, bầy chó của ông ngộ lắm, chắc ông được nhiều giải thưởng
trong những cuộc thi chó đẹp".
Ông trưởng tòa vui lòng lắm,
dắt họa sĩ đi coi bầy chó ông nuôi và những giải thưởng chúng đã chiếm được,
nói chuyện rất lâu về dòng giống các con chó đó và sau cùng hỏi:
- Ông có em trai nhỏ không?
- Thưa, tôi có một cháu
trai.
- Chắc nó thích nuôi một con
chó nhỏ?
- Nói chi nữa, chắc nó mê
đi.
- Được! Để tôi cho cháu một
con.
Rồi ông trưởng tòa chỉ cho
họa sĩ cách nuôi chó lại cẩn thận đánh máy lên giấy, sợ ông này không nhớ hết.
Thành thử ông trưởng tòa đó
cho họa sĩ một con chó đáng 100 mỹ kim và bỏ ra một giờ quý báu của ông chỉ vì
họa sĩ đã thành thật khen tài nuôi chó và bầy chó của ông.
Làm sao cho người ta ưa mình
liền
George Eastman, vua hãng sản
xuất phim Kodak, đã chế ra thứ phim trong suốt để chiếu bóng được và kiếm được
cả trăm triệu mỹ kim, nổi tiếng khắp hoàn cầu. Mặc dầu vậy, ông ấy cũng như bạn
và tôi, cảm động trước những lời khen tầm thường nhất.
Hồi đó ông Eastman xây một
âm nhạc học đường và một nhà hát để báo hiếu cho mẹ. Ông Adamson, giám đốc một
hãng đóng ghế quan trọng, muốn được ông Eastman mua ghế giúp để dùng trong hai
ngôi nhà đó. Ông Adamson bèn dùng điện thoại gọi viên kiến trúc sư của ông
Eastman để xin được hầu chuyện ông Eastman.
Khi ông Adamson tới, viên
kiến trúc sư dặn: Ông Eastman bận việc lắm. Ông có muốn nói gì thì nói mau đi
rồi ra. Nếu ngồi lâu quá năm phút thì đừng có hy vọng gì thành công hết.
Viên kiến trúc sư dắt ông
Adamson vô phòng ông Eastman, ông này đương cặm cụi trên bàn giấy một hồi lâu
mới ngửng đầu lên, tiến lại gần hai ông kia nói: Chào hai ông, các ông có việc
chi?.
Viên kiến trúc sư giới thiệu
ông Adamson rồi, ông này nói:
Thưa ông Eastman, trong khi
đứng đợi, tôi ngắm phòng giấy ông. Làm việc trong một phòng như phòng này thực
là một cái thú. Hãng tôi cũng có làm những ván lót tường. Nhưng tôi chưa thấy
phòng làm việc nào lót ván đẹp bằng phòng này.
Ông Eastman:
Ông làm tôi nhớ lại một điều
mà tôi cơ hồ quên mất. Phải, phòng này đẹp thật. Hồi mới đầu tôi thích nó lắm.
Nhưng bây giờ tôi quen rồi; với lại bận việc nhiều quá, có khi hàng tuần không
để ý tới những trang hoàng đó.
Adamson đi thẳng lại những
tấm ván, lấy tay sờ.
Thứ này bằng cây sồi mọc bên
Anh, phải không ông? Hơi khác thứ sồi mọc bên ý.
Đúng vậy, ông Eastman trả
lời - Tôi chở nó tự bên Anh về. Một ông bạn sành về các loài danh mộc đã lựa
giùm tôi.
Rồi ông Eastman chỉ cho ông
Adamson tất cả những đồ trang hoàng trong phòng, chính do ông chỉ bảo, sắp đặt.
Hai người lại đứng trước cửa sổ, ông Eastman nhũn nhặn và kín đáo như thường
lệ, lấy tay chỉ những công cuộc ông đã gây dựng để giúp nhân loại. Ông Adamson
nhiệt liệt khen ông đã biết dùng tiền. Một lúc sau, ông Eastman mở một tủ kính,
lấy ra một máy chụp hình, cái máy thứ nhất của ông, do một người Anh bán cho
ông.
Ông Adamson hỏi ông về những
nỗi khó khăn buổi đầu và ông cảm động, kể lể về cảnh nghèo khổ của ông hồi nhỏ:
Bà mẹ góa, nấu cơm cho khách trọ, còn ông thì làm thầy ký, sao khế ước cho một
sở bảo hiểm để kiếm mỗi ngày 5 cắc. Cảnh nghèo khổ ám ảnh ông ngày đêm, làm ông
lo sợ lắm và nhất quyết kiếm sao cho có đủ tiền để bà cụ khỏi cảnh vất vả không
kể chết đó.
Thấy ông Adamson chăm chú
nghe, ông hăng hái tả những đêm thí nghiệm các tấm kính chụp hình, sau khi đã
vất vả cả ngày ở phòng giấy, chỉ chợp mắt được một chút trong khi đợi các chất
hóa học ngấm. Thành thử có lần luôn 27 giờ đồng hồ, ông không có dịp thay quần
áo.
Sau cùng, ông nói:
Lần du lịch cuối cùng qua
Nhật Bản, tôi có mua về một bộ ghế bày trong hành lang nhà tôi. Nhưng nắng giọi
làm lở sơn, nên chính tay tôi phải sơn lại. Ông có muốn biết tài sơn ghế của
tôi không? - Trưa nay ông lại dùng cơm với tôi, tôi chỉ cho ông coi.
Sau bữa cơm, ông Eastman dắt
khách đi xem ghế. Ghế xấu, chỉ đáng giá một đồng một chiếc, nhưng ông Eastman
là người đã kiếm được cả trăm triệu bạc vinh hạnh khoe những chiếc ghế đó lắm,
vì chính tay ông đã sơn nó.
Rút cuộc, cái com-măng ghế
chín vạn mỹ kim đó ai được lãnh, chắc bạn đã hiểu. Và từ đó hai người thành cặp
tri kỷ cho tới khi ông Eastman mất.
Cái ảo thuật của lời khen đó
có nên dùng trong gia đình không? Tôi tưởng không có nơi nào người ta cần dùng
nó - mà cũng xao nhãng nó - bằng trong gia đình.
Bà ở nhà chắc có ít nhiều
tánh tốt; ít nhất hồi xưa ông cũng nghĩ như vậy; nếu không, sao ông cưới bà?
Nhưng đã bao lâu rồi ông chưa hề khen bà một lời? Từ hồi nào?
Bà Dorothy Dix, nổi danh về
những câu chuyện hàng ngày, nói:
Chưa học nghệ thuật khen thì
xin ông đừng lập gia đình. Trước khi cưới bà, ông làm vui lòng bà là một sự
lịch thiệp; sau khi cưới rồi, nó là một sự cần thiết và một bảo đảm cho hạnh
phúc trong gia đình...
Nếu ông muốn mỗi bữa cơm
thường là một bữa tiệc, thì xin ông đừng bao giờ chê bà nhà nấu nướng vụng;
đừng bao giờ bực mình mà so sánh những món của bà làm với những món của cụ bà
làm hồi xưa. Trái lại, cứ khen không ngớt tài quản gia của bà, cứ khen thẳng
ngay rằng bà hoàn toàn, đã duyên dáng mặn mà, đủ công ngôn dung hạnh lại còn là
một nội trợ kiểu mẫu nữa. Cả những khi cơm khê, canh mặn, ông cũng không nên
phàn nàn. Chỉ nên nói rằng bữa cơm lần đó không được hoàn toàn bằng những lần
trước thôi. Và để đáng được nhận lời khen đó, bà sẽ chẳng quản công trong việc
bếp núc. Phải khéo léo, đừng khen bất ngờ quá, cho bà khỏi nghi.
Nhưng chiều nay hay chiều
mai, ông nên mua ít bông về biếu bà. Đừng nói suông: Phải, việc đó nên làm, rồi
để đó. Phải làm ngay đi. Và xin ông nhớ kèm thêm một nụ cười với vài lời âu
yếm. Nếu người chồng nào cũng đỗi đãi với vợ cách đó thì đâu có nhiều vụ ly dị
như vậy?
Bạn có muốn biết làm sao cho
một người đàn bà mê bạn không? Cái đó mới tài! Không phải bí quyết của tôi đâu,
mà của bà Dorothy Dix. Một lần bà phỏng vấn một anh chàng nổi tiếng có nhiều
vợ, đã chiếm được trái tim - vả cả vốn liếng nữa - của 23 người đàn bà. (Tôi
phải nói rằng bà phỏng vấn anh chàng ấy ở trong khám). Khi bà hỏi anh ta làm
sao mà dụ dỗ được nhiều đàn bà như vậy thì anh ta đáp: Thằng khờ nào mà chẳng
làm được... Thì cứ khen họ cho họ nghe.
Thuật đó dùng với đàn ông
cũng có kết quả mỹ mãn. Disraeli, một trong những nhà chính trị khôn khéo nhất
đã nắm vận mạng cả đế quốc Anh, có lần nói: Gặp một người, cứ nói với họ về
chính bản thân họ, họ sẽ nghe bạn hàng giờ.
Vậy muốn được thiện cảm của
người khác, xin bạn theo quy tắc thứ sáu:
Làm sao cho họ thấy cái quan
trọng của họ.
Các bạn đọc tới đây đã nhiều
rồi. Xin gấp sách lại - Và ngay từ bây giờ, người đầu tiên nào lại gần bạn, bạn
cũng đem thí nghiệm vào họ thuật khen đó đi. - Bạn sẽ thấy thực là thần diệu.
Sáu cách gây thiện cảm:
1- Thành thật chú ý tới
người khác.
2- Giữ nụ cười trên môi
3- Xin nhớ rằng người ta cho
cái tên của người ta là một âm thanh êm đềm nhất, quan trọng nhất trong các âm
thanh.
4- Biết nghe người khác nói
chuyện. Khuyến khích họ nói về họ.
5- Họ thích cái gì thì bạn
nói với họ về cái đó.
6- Thành thật làm cho họ
thấy sự quan trọng của họ.
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét